Khiếu nại, báo lỗi: 039.432.5245

Hotline: 039.432.5245

Bé bắt đầu mọc răng khi nào?

Thứ năm 21/05/2020 12:27
Việc thời gian bé mọc răng sớm hay muộn là tùy thuộc vào sự phát triển của cơ thể bé. Chính vì vậy, các mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp các bà mẹ bỉm sữa sẽ có thêm những kiến thức và hiểu kỹ hơn về thời điểm và dấu hiệu bé mọc răng nhé!!!

“Bé bắt đầu mọc răng từ khi nào?” đây là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa lần đầu sinh con và nuôi con. “Sao bé nhà em bây giờ vẫn chưa mọc răng ?” “sao bé nhà em mọc răng sớm quá?” các bạn đã từng đặt ra các câu hỏi này chưa? Việc thời gian bé mọc răng sớm hay muộn là tùy thuộc vào sự phát triển của cơ thể bé. Chính vì vậy, các mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp các bà mẹ bỉm sữa sẽ có thêm những kiến thức và hiểu kỹ hơn về thời điểm và dấu hiệu bé mọc răng nhé!!!

Độ tuổi bé mọc răng và các giai đoạn

Để hoàn thiện đầy đủ các răng, lịch mọc răng của trẻ sơ sinh kéo dài khoảng 2 năm, bắt đầu từ khi bé 6 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi. Khi bé bắt đầu mọc răng, thì 2 chiếc răng cửa của hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ mọc tiếp theo và cuối cùng là 2 răng hàm thứ hai của hàm trên. Các mẹ tham khảo nhé:

  • Trẻ mọc 2 răng cửa thứ nhất: hàm dưới mọc lúc 6 tháng rưỡi, hàm trên mọc lúc 7 tháng rưỡi.
  • Trẻ mọc 2 răng cửa thứ hai: hàm dưới mọc lúc 7 tháng, hàm trên mọc lúc 8 tháng.
  • Trẻ mọc 4 răng hàm thứ nhất ( hàm dưới và hàm trên): mọc  từ 12 – 16 tháng.
  • Mọc 4 răng nanh (hàm dưới và hàm trên): 16 – 20 tháng.
  • Trẻ mọc 4 răng hàm thứ hai (hàm dưới và hàm trên): 20 – 30 tháng.

Bình thường, răng sữa của trẻ mọc trong thời gian bé từ 6 đến 30 tháng tuổi. Nhưng tùy theo từng bé mọc chậm hay mọc nhanh mà bộ răng sữa có thể sẽ mọc xong lúc bé 2 - 3 tuổi mới đầy đủ 20 răng.

Biểu hiện của bé khi mọc răng

  • Khi bé mọc răng, hầu hết các bé đều có các biểu hiện sau đây , các mẹ cần hết sức lưu ý để theo dõi con trẻ:
  • Trẻ hay quấy khóc, không ngoan như thường ngày, khó chịu
  • Biếng ăn, không chịu ăn
  • Có thể sút cân do ăn uống kém
  • Bé bị sốt mọc răng: sốt nhẹ, thường không quá 38 độ. Khi xuất hiện chiếc răng cửa đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi. Chính vì vậy, những tác nhân gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé và gây bệnh. Ngoài ra, do răng mọc nên lợi bị sưng đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Trong trường hợp bé sốt cao và kéo dài thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Bé thích cắn: do ngứa, khó chịu nên bé hay gặm các đồ vaath như đồ chơi, mút ngón tay, nghiến răng. khi mẹ cho bé bú, bé có thể cắn đầu ti củ mẹ…
  • Chảy dãi: khi trẻ mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi.
  • Cằm và quanh miệng của trẻ có thể nổi ban: Khi bé chảy quá nhiều nước dãi sẽ tiếp xúc với da mặt, miệng ,cổ gây ra nổi mẩn ngứa.
  • Bé khó ngủ: Cơn đau răng làm bé quấy khóc và khó ngủ.
  • Chú ý: các dấu hiệu mọc răng ở trẻ thường xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi chiếc răng nhú mọc và tự hết sau 3 - 7 ngày. Nếu nó kéo dài quá lâu thì mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ.

Bé chậm mọc răng

  • Bé chậm mọc răng là tình trạng ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc
  • Nguyên nhân
  • Do di truyền: có thể trong gia đình các đứa trẻ trước đã có tình trạng này. Chờ thêm một thời gian cho răng mọc, nếu không thấy hiện tượng gì nên đến gặp bác sĩ.
  • Trẻ sinh non: Những trẻ bị sinh thiếu tháng, sinh non, có tình trạng thiếu cân thường sẽ có khả năng mọc răng chậm so với những trẻ sinh đủ ngày, đủ cân nặng.
  • Nhiễm khuẩn khoang miệng

​Nếu trẻ bị viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng, vi khuẩn và nấm ngứa phát triển trong khoang miệng khiến cho lợi, nướu bị tổn thương. Khi đó răng trẻ sẽ không thể mọc lên được.

Biểu hiện: khoang miệng có mùi hôi, trẻ bị đau, hay quấy khóc.

Giải pháp: đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời cho trẻ.

  • Do thiếu canxi:

Khi trẻ thiếu canxi sẽ khiến cho các mầm răng kém phát triển nên không thể nhú dài ra được.

Đối với trẻ sơ sinh sữa chính là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho trẻ. Trong suốt 6 tháng đầunguồn dinh dưỡng hoàn toàn từ sữa mẹ, do đó nếu người mẹ trong quá trình cho trẻ bú ăn uống không đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu canxi để cung cấp cho trẻ.

  • Do thiếu vitamin D:

Khi trẻ thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể không thể sử dụng canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng. Nguồn cung cấp vitamin D chính là ánh nắng mặt trời. Ông bố bà mẹ hãy cung cấp bổ sung kịp thời. Thiếu vitamin D có thể xảy ra một cách tự nhiên ở những trẻ nhỏ sinh non. Và việc thiếu Vitamin D sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hấp thụ Canxi.

Chăm sóc bé trong thời kì mọc răng

  • Các mẹ cần vệ sinh khoang miệng cho trẻ thường xuyên và sạch sẽ
  • Hãy chia nhỏ bữa của trẻ mỗi lần ăn ít một, chia thành 6 - 8 bữa thay vì 3 - 4 bữa như bình thường
  • Thức ăn của của bé hãy hầm nhừ, mềm nhuyễn, tốt nhất nấu dạng cháo loãng trẻ chỉ cần nuốt mà không phải nhai.
  • sốt khi trẻ nhỏ mọc răng hàm là dấu hiệu hết sức bình thường. Nếu bé sốt 38 độ, 38,5 độ các bà mẹ hãy lấy một chiếc khăn hơi âm ấm và đặt lên trán trẻ hoặc lau người cho trẻ. Nếu tình trạng sốt cao hơn thì nên tới bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc hạ sốt
  • đối với trẻ sơ sinh không được uống nước lọc hay nước ép rau củ quả, mẹ bầu hãy cho bé bú nhiều hơn, nếu không bú hãy vắt sữa và cho con ăn bằng thìa.
  • Hạn chế cho trẻ gặm nhấm các đồ vật hay mút tay,…sẽ gây bẩn  thậm chí nhiễm khuẩn khoang miệng
  • Các mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm các thực phẩm chức năng bổ sung canxi để trẻ ,ọc răng tốt nhất
  • Các mẹ nên cho bé tắm nắng hàng ngày để bổ sung lượng Vitamin D, chất dẫn truyền để cơ thể trẻ hấp thụ canxi tối đa hơn. 

Các thực phẩm bổ sung giúp bé có đủ canxi để mọc răng tốt nhất

  • Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ từ 0 – 6 tháng nhu cầu canxi cần là 210mg/ngày, từ 6 – 12 tháng là 270mg/ngày, từ 1-3 tuổi là 500mg/ngày, từ 4-8 tuổi là 800mg/ngày, từ 9 – 18 tuổi là 1.300mg/ngày.
  • Chú ý rằng các sản phẩm bổ sung canxi cũng cần có thêm Vitamin D3 và K2, đây chính là 2 chất dẫn truyền canxi từ ruột vào máu và đưa đến xương hiệu quả, giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi tốt nhất, xương và răng sẽ được phát triển tốt, tình trạng chậm mọc răng của trẻ, tránh các tác dụng không mong muốn khi bé yêu bị dư thừa canxi.
  • Sau đây là một số thực phẩm bổ sung giúp bé có đủ canxi để mọc răng tốt nhất, các mẹ có thể tham khảo nhé!!

Viên nhai canxi KidbiCals:

  • Sản phẩm này dưới dạng viên nhai nên rất dễ sử dụng, có vị dâu thơm ngon không làm trẻ sợ, chán ăn.
  • Tổng hợp nguồn canxi tự nhiên từ tảo biển đỏ, và hơn nữa có cấu trúc xốp dễ hấp thu hơn các loại canxi thông thường.
  • Nguyên liệu nhập khẩu từ Anh quốc, và đã được chứng nhận Organic
  • Hơn hết sản phẩm không có đường, không chất bảo quản, không gây sâu răng cho trẻ.

Canximilk

  • Tăng khả năng hấp thu canxi từ sữa
  • Giúp bổ sung Canxi, vitamin và khoáng chất giúp nâng hấp thu canxi tối ưu và phát triển hệ xương chắc khỏe.  
  • Giúp hỗ trợ và phòng ngừa còi xương, suy dinh dưỡng

Calcium ChildLife Canxi

  • Bổ sung canxi, vitamin D, magie, kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Dùng cho trẻ lười ăn, chậm lớn, chậm mọc răng, ít tóc, còi xương.
  • Tăng cường và phát triển cấu trúc xương khỏe mạnh
  • Childlife calcium giúp cho bé kích thích, cải thiện tăng chiều cao tối đa cho bé, giúp bé phát triển với vóc dáng cao lớn