Khiếu nại, báo lỗi: 039.432.5245

Hotline: 039.432.5245

Bệnh béo phì là gì?

Chủ nhật 17/05/2020 23:56
Bệnh béo phì là do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao khiến cơ thể mất cân bằng và tăng cân nhanh chóng, không thể kiểm soát được cân nặng.

Bệnh béo phì ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, đây là nguyên nhân dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống khỏe mạnh và tính mạng của người mắc phải. Vậy thì béo phì gây ra những bệnh gì ? Tác động như nào tới sức khỏe ? Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể hiểu thêm về bệnh béo phì và sẽ có cho mình được các phương pháp phòng ngừa nhé!!!

1. Bệnh béo phì là gì ?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhìn chung, bệnh thừa cân béo phì thể hiện trọng lượng cơ thể cao hơn trọng lượng chuẩn ở một người khỏe mạnh. Bệnh thừa cân béo phì là bệnh mãn tính do sự dư thừa quá mức lượng mỡ trong cơ thể. Trong cơ thể chúng ta luôn có một lượng mỡ nhất định và lượng mỡ này cần thiết để lưu trữ năng lượng, giữ nhiệt, hấp thụ những chấn động và thể hiện các chức năng khác.

Hiện nay, tình trạng thừa cân béo phì đang tăng lên với tốc độ báo động, không chỉ ở những quốc gia phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển. Bệnh thực sự trở thành mối đe dọa tới sức khỏe nhân loại trên toàn cầu. Tại Việt Nam, béo phì gặp nhiều ở thành phố lớn với tỉ lệ 6,5% người mắc phải.

2. Cách nhận biết béo phì (Chỉ số BMI: Body mass index)

Cách nhanh nhất để nhận biết có bị béo phì hay không là dựa vào chỉ số BMI. Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo công thức: trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét).

Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành, trừ người có thai nếu có chỉ số BMI trong khoảng 25 – 29,9 được xem là thừa cân, và một người trưởng thành có chỉ số BMI > = 30 được xem là béo phì.

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của thừa cân béo phì gia tăng trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ tích tụ tại một số phần đặc biệt của cơ thể như: bụng, đùi, eo, ngay cả ở ngực nữa.

3. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh béo phì

Thừa cân, béo phì có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nguyên nhân chính của thừa cân, béo phì là do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Người có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì bao gồm:

Chế độ ăn không hợp lý

Ăn một lượng lớn thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh. Món ăn ngon, nhìn hấp dẫn thường có nhiều chất béo và đường.

Ăn nhiều hơn phần bạn cần.

Uống quá nhiều đồ uống có đường. Ví dụ: nước ngọt, nước trái cây, trà sữa.

Ăn “thả ga”. Trong nhiều bữa tiệc, nhậu nhẹt, bạn ăn hết sức hết mình. Nếu vài tuần một bữa thì không sao. Nhưng nhiều bữa trong một tuần thì bạn nên cân nhắc chế độ “ăn hết cỡ” này. Ăn vô tôi vạ khi cảm thấy chán nản, buồn bực cũng khiến bạn tăng cân. Vì đôi khi ăn thật nhiều, ăn mọi thứ khiến bản bạn cảm thấy tốt hơn.

Thói quen ăn uống không lành mạnh có xu hướng “lan truyền” trong gia đình. Bạn có thể học thói quen ăn uống xấu từ cha mẹ khi còn nhỏ. Và tiếp tục chúng đến tuổi trưởng thành. Và rồi tiếp tục truyền lại cho thế hệ cho con rồi cháu của bạn.

Thiếu hoạt động thể lực

Thiếu hoạt động thể chất là một yếu tố quan trọng khác liên quan đến béo phì. Nhiều người ưa thích công việc bàn giấy, ít phải đi lại. Khi buộc phải di chuyển, mọi người thích đi thang máy hơn là đi cầu thang bộ. Ra ngoài đường, ô tô, xe máy được lựa chọn nhiều hơn là đi bộ hoặc xe đạp.

Khi cần giải trí, mọi người thích xem ti vi, lướt web, chơi game trên điện thoại hoặc máy tính. Ít người tập thể dục hoặc vận động thể thao để giải tỏa căng thẳng.

Khi hoạt động không đủ, năng lượng nạp vào không thể giải thoát. Và cuối cùng là tích lũy lại trong cơ thể dưới dạng mỡ.

Một số loại thuốc, bệnh lý

Trong một số bệnh lý hay thuốc điều trị bệnh có thể góp phần tăng cân. Bao gồm:

Suy giáp: tuyến giáp là nơi sản xuất ra hóc-môn, góp phần chuyển hóa các chất. Khi tuyến giáp suy, cơ thể không thể biến đổi các chất, khiến chúng bị tích tụ làm tăng cân.

Hội chứng Cushing: Bướu mỡ sau gáy và béo bụng.

Một số loại thuốc: corticosteroid, thuốc trị động kinh và tiểu đường, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần… có thể góp phần tăng cân.

Tuy nhiên, nếu các bệnh lý này có thể được điều trị phù hợp, quá cân có thể khác phục được. Giống như vậy, khi ngừng các thuốc gây tăng cân, bạn có thể giảm cân dễ dàng hơn. Điều quan trọng, bạn nên nói với bác sĩ tác dụng phụ này. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng bệnh. Và có thể đổi qua một loại thuốc khác với hiệu quả tương đương nhưng an toàn hơn.

4. Béo phì có tác hại gì tới chất lượng cuộc sống?

- Mất tự tin trong cuộc sống

Béo phì khiến cơ thể trở nên kém linh hoạt, từ đó khiến những người béo phì vận động khó khăn hơn những người bình thường trong mọi hoạt động.

Không những thế, vì sự mất cân đối về ngoại hình, rất nhiều người béo phì cảm thấy tự ti trong giao tiếp, không dám xuất hiện và phát biểu trước đám đông. Hậu quả của béo phì sẽ ảnh hưởng tới việc khó kết bạn hơn.

- Những người béo phì có thu nhập thấp hơn

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và chứng minh những người béo phì, đặc biệt là phụ nữ thường có mức thu nhập bình quân thấp hơn so với người có chỉ số cân nặng trung bình.

- Gặp trở ngại về tâm lý

Theo một thống kê, có tới 67% người bị béo phì cảm thấy xấu hổ khi phải tới phòng khám và gặp bác sĩ. Nhiều bệnh nhân béo phì thậm chí không muốn gặp bác sĩ ngay cả khi cảm thấy không khỏe. Thêm vào đó, 50% bác sĩ cho biết bệnh nhân béo thiếu ý chí và không tuân theo việc điều trị.

Không những thế, thanh thiếu niên béo phì thường là đối tượng bị những học sinh khác, thậm chí là chính những người trong gia đình bắt nạt. Tác hại của béo phì và bị trêu chọc thời gian dài gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý của người béo phì, thậm chí gây nên bệnh trầm cảm và rất nhiều trường hợp đã tự tử vì không chịu nổi sự kỳ thị và bắt nạt của những người xung quanh.

5. Các bệnh có liên quan tới béo phì

Khi bị béo phì, nhiều người chỉ quan tâm đến những ảnh hưởng dễ thấy về ngoại hình và vóc dáng. Còn "phần chìm của tảng băng" là tác hại của béo phì thì ít quan tâm, ít chú ý nhưng lại chính là những hệ lụy về sức khỏe và mọi mặt của đời sống.

Rất nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh béo phì là dấu hiệu cho những nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh lý. Khoa học đã chứng minh béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch, về các rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, về hô hấp và xương khớp, dây thần kinh thị giác, một số bệnh lý ung thư,...

Đối với tim mạch: Tăng huyết áp, suy tim, suy tĩnh mạch.

Đối với thần kinh thị giác và mạch máu: Khi mắc bệnh béo phì, lượng đường trong máu sẽ rất cao, từ đó khiến đồng tử bị giãn và các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng, khiến thị lực suy giảm. Khi bị béo phì cũng gây hại đến dây thần kinh và các mạch máu, vì vậy người bị béo phì thường dễ bị tê tay chân hơn người bình thường.

Với biến chứng về chuyển hóa dinh dưỡng, béo phì gây ra nhiều bệnh lý khác như: Mỡ máu cao, bệnh Gout, đái tháo đường (béo phì thường đi kèm với tình trạng kháng insulin, một yếu tố liên quan chặt chẽ với bệnh đái tháo đường. Càng béo phì thì tình trạng kháng insulin càng nặng. Kháng insulin hiện được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn về nội tiết và khả năng sinh sản của phụ nữ bị béo phì).

Đối với hệ hô hấp : Người bệnh béo phì thường xuyên thấy khó thở khi ngủ, hô hấp hạn chế do mỡ tích tụ khiến lồng ngực khó chuyển động trong quá trình hô hấp.

Đối với xương khớp:  xương sống được coi là cột ưụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Khi trọng lượng cơ thể càng cao, áp lực tác động lên cột sống, đĩa đệm càng lớn. Vì vậy, khi mắc bệnh béo phì lâu ngày, có thể gây ảnh hưởng nhiều đến cột sống, gây thoái hóa cột sống và đĩa đệm.  Ở trẻ nhỏ, béo phì có thể khiến cho hệ cơ xương khớp biến dạng, điển hình là tình trạng chân bị cong hình chữ O.

6.Nên làm gì nếu bị thừa cân hoặc béo phì?

Nghiên cứu mới cho thấy để thành công một chương trình giảm cân nên bao gồm ba thành phần: chế độ ăn uống, tập thể dục và điều chỉnh hành vi.

Bệnh béo phì là gì?

Chế độ ăn

Không có một quy tắc nào được áp dụng cho tất cả mọi người. Nhưng để giảm cân ở mức an toàn thì giảm từ 0,5 đến 1kg mỗi tuần là tốt nhất.

Để đạt được điều này bạn nên cắt giảm năng lượng nhập vào. Một chế độ ăn lành mạnh sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng với một mức năng lượng phù hợp. Bao gồm:

Nhiều trái cây và rau quả

Đa dạng thực phẩm giàu tinh bột. Khoai tây, bánh mì, gạo, mì ống và lý tưởng nhất là nên chọn các loại nguyên hạt.

Một số thịt, cá, trứng, sữa, đậu…

Chỉ một lượng nhỏ thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo và đường.

Cố gắng tránh các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao. Vì chúng có thể làm tăng huyết áp, có thể gây nguy hiểm cho những người đã béo phì.

Chương trình ăn kiêng

Bạn nên tránh một chế độ ăn kiêng được khuyến cáo là không an toàn. Chẳng hạn như nhịn ăn trong một thời gian dài hoặc cắt bỏ toàn bộ nhóm thực phẩm. Những loại chế độ ăn kiêng này không hiệu quả. Chúng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không duy trì được lâu dài.

Một chương trình ăn kiêng có trách nhiệm nên:

Giáo dục các vấn đề như kích thước phần ăn, thay đổi hành vi và ăn uống lành mạnh.

Dựa trên đạt được giảm cân từ từ, bền vững thay vì giảm cân nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Hoạt động thể lực

Giảm lượng calo trong chế độ ăn uống sẽ giúp bạn giảm cân. Nhưng duy trì cân nặng khỏe mạnh đòi hỏi phải hoạt động thể chất để đốt cháy năng lượng. Hơn thế nữa, tập luyện khiến sức khỏe bạn tốt hơn.

Bạn nên tận dụng tối đa thời gian di chuyển. Hãy đứng dậy, đi lại xung quanh thay vì nằm hoặc ngồi một chỗ.

Tổ chức y tế trên thế giới khuyến cáo nên thực hiện ít nhất 30 phút/ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần. Bất kì hoạt động nào làm tăng nhịp tim và nhịp thở đều được như: đi bộ nhanh, đạp xe đạp,...Nếu bạn béo phì và đang giảm cân, điều chắc chắn là bạn cần tập thể dục nhiều hơn nữa. Các bài tập có thể tăng từ từ về thời gian tập cũng như cường độ các bài tập.

Có thể bạn quan tâm
Video liên quan