Khiếu nại, báo lỗi: 039.432.5245

Hotline: 039.432.5245

Bệnh tiền sản giật ở bà bầu là gì?

Thứ năm 14/05/2020 09:02
Bệnh tiền sản giật ở bà bầu thường phát triển ở tuần 20 của thai kỳ, biểu hiện bởi huyết áp cao và protein trong nước tiểu tăng. Tiền sản giật có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như cơn co giật, có thể gây ra đột quỵ thậm chí là tử vong cho mẹ bầu.

Trong quá trình mang thai, mỗi mẹ bầu đều luôn mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi được phát triển một cách toàn diện, ra đời an toàn. Thế nhưng, xung quanh mẹ vẫn luôn có rất nhiều bệnh tật, nguy cơ đang đe dọa từng ngày ở trong thai kỳ. Và một trong số đó ta phải kể đến bệnh trạng tiền sản giật ở mẹ bầu. Bởi đây là một hội chứng rất nghiên trọng xảy ra ở các mẹ bầu, và nó cũng đã trở thành sự lo sợ, mối nguy hại, nỗi ám ảnh cho các mẹ bầu ở trong thai kỳ. Và hôm nay, các mẹ hãy cùng boby.vn đi tìm hiểu về hội chứng tiền sản giật này nhé.

Theo các bác sĩ khoa sản, cùng kết hợp với các chuyên gia y tế đã nghiên cứu và đã xác định rằng, tiền sản giật là căn bệnh rất nguy hiểm ở phụ nữ mang thai, để lại những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Tiền sản giật là hội chứng xuất hiện do các cơ quan bị giảm tưới máu vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày. Đây là một rối loạn nghiêm trọng thường phát triển ở tuần 20 của thai kỳ, được biểu hiện bởi huyết áp cao và protein trong nước tiểu tăng. Tiền sản giật thường chỉ gây ra tăng khiêm tốn trong huyết áp. Nhưng nếu mẹ bầu không được điều trị kịp thời thì chứng bệnh này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng, biến chứng cho cả mẹ và thai nhi như cơn co giật và có thể gây đột quỵ, thậm chí là tử vong cho mẹ bầu.

Đối với những mẹ bầu mắc các bệnh lý liên quan như bệnh thận, bệnh basedow, bệnh tiểu đường…thì rất dễ bị mắc chứng tiền sản giật bởi vì những bệnh lý này sẽ khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu (máu chảy không cầm được hay co giật khi chuyển dạ) và làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung.

Với phụ nữ mang thai dù có huyết áp bình thường cũng có thể bị tiền sản giật vào tuần thứ 20 của thai kỳ. Huyết áp tăng nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Huyết áp được coi là cao khi vượt quá 140 mmHg tâm thu hoặc 90 mmHg tâm trương ở hai thời điểm khác nhau, hơn bốn giờ đồng hồ của một người phụ nữ sau khi hai mươi tuần mang thai

Khi các mẹ bầu mắc tiền sản giật nhẹ thì sẽ có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào và nó thường chỉ được phát hiện trong các cuộc hẹn khám thai định kỳ (thông qua kiểm tra huyết áp tiêu chuẩn và mẫu nước tiểu).

Và nếu ở trong tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, các triệu chứng tiền sản giật khác nhau có thể phát triển, bao gồm: tăng huyết áp; thiếu máu làm mẹ bầu mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt;  buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, hạ sườn phải; hoa mắt chóng mặt, sợ ánh sáng, giảm thị lực;và nghiêm trọng hơn là triệu chứng tràn dịch đa màng: bụng, tim, phổi. Tiền sản giật là căn bệnh nguy hiểm do có thể diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn và diễn biến đột ngột. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như trên thì mẹ bầu cần đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám, xét nghiệm, phát hiện và điều trị tiền sản giật sớm.

Bệnh tiền sản giật ở bà bầu là gì?

Tiền sản giật được coi là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh, bao gồm tai biến mạch máu não, tổn thương thận nghiêm trọng, bệnh thận mạn tính, phù võng mạc, chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan, suy tim cấp, phù phổi cấp…Ở các mẹ bầu bị tiền sản giật, những mạch máu này dường như không phát triển hoặc hoạt động đúng. Chúng hẹp hơn các mạch máu bình thường và phản ứng khác nhau nội tiết tố trong cơ thể, điều này hạn chế lượng máu có thể chảy qua chúng.

Để phòng tránh cũng như hỗ trợ trong quá trình điều trị tiền sản giật thì trước hết, các mẹ bầu cần hạn chế hoạt động, cần phải luôn nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ 8-12 tiếng mỗi ngày. Các mẹ bầu nên nằm ở tư thế nghiêng trái bởi tư thế này sẽ giúp làm tăng tưới máu tử cung, giảm  thiếu oxy mô

Về chế độ dinh dưỡng mẹ bầu cần tuân theo chế độ ăn dinh dưỡng như sau:

- Protein ít nhất 70- 80g/ ngày để thúc đẩy tăng trưởng tế bào, thay thế lượng đạm mất trong nước tiểu và giảm nguy cơ THA

- Canxi 1200mg/ ngày, acid folic 400mcg/ ngày để làm giảm nguy cơ tiền sản giật và  rối loạn THA.

- Natri không quá 6g/ ngày bởi ăn nhièu muối sẽ làm tăng tính co mạch. Ngược lại, nếu lượng muối < 1,5g/ ngày thì sẽ làm giảm thể tích máu, giảm tuần hoàn nhau thai. Đối với mẹ bầu THA mạn nhạy với muối hoặc có bệnh thận thì lượng muối nên hạn chế trước khi có thai và nên tiếp tục chế độ ăn hạn chế muối như thế trong suốt quá trình thai kỳ.

- Và đặc biệt, các mẹ bầu hãy luôn nhớ phải uống 6-8 ly nước/ngày.

Như vậy, để tránh được các biến chứng nghiêm trọng sảy ra do tiền sản giật thì các mẹ bầu phải cần tìm hiểu kỹ càng về triệu chứng này, về nguyên nhân, triệu chứng hay là những cách phòng bệnh. Ngoài ra, các mẹ cũng phải luôn theo dõi thai kỳ thường xuyên để phát hiện, chủ động và kịp thời xử trí khi có vấn đề không mong muốn xảy ra.

Có thể bạn quan tâm
Video liên quan