Khiếu nại, báo lỗi: 039.432.5245

Hotline: 039.432.5245

Bệnh tiểu đường thai kì là gì?

Thứ năm 14/05/2020 22:19
Tiểu đường thai kì được biết là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình người phụ nữ mang thai, đây là bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và làm cho lượng đường trong máu trở nên cao và nó không hề tốt cho cả mẹ và thai nhi, nhưng các mẹ đừng quá lo lắng vì đường máu sẽ trở lại bình thường sau sinh.

Tuy là thế nhưng các mẹ cũng nên để ý vì đây cũng có thể là tiền đề để gây ra bệnh tiểu đường type II. Bạn nên cẩn thận và quan tâm đến sức khỏe của mình để tránh những bệnh có thể xảy ra.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở giai đoạn nào?

Theo các bác sĩ cho hay khi mẹ mang thai được khoảng 20 tuần, giai đoạn này quá trình hoạt động của insulin bị ảnh hưởng khá lớn do các nội tiết tố sinh sản. Thế nên để phòng tránh rất nhiều bác sĩ khuyên các thai phụ nên kiểm tra lượng đường máu trong những lần khám thai định kì, tuy nhiên thời điểm bệnh xuất hiện thường vào tuần 24-28. Trong giai đoạn này lượng đường máu không còn kiểm soát được nữa, do giảm insulin gây nên tình trạng đó.

Tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ ở bà bầu?

Nhiều thai phụ đã phản ánh lại rằng “mình đã ăn uống rất đầy đủ dinh dưỡng, chắm sóc bản thân cẩn thận” nhưng lại được chẩn đoán là mắc tiểu đường thai kì. Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều chị em, theo lẽ thường thì insulin được sản xuất là để chuyển hóa glucose, tuy nhiên khi mang thai nội tiết tố được tiết ra đã làm thay đổi lúc đầu lượng insulin tăng, nhưng sau khi tăng quá nhiều khiến tuyến tụy suy yếu và lượng insulin sinh ra không đủ để chuyển hóa hết glucose khiến glucose tích lũy càng ngày càng nhiều gây bệnh tiểu đường.

Một điều hết sức lưu ý là những chị em đã có tiền sử béo phì, thừa cân, đặc biệt là mẹ trên 35 tuổi thường có nguy cơ rất cao.

Ngoài ra khi mẹ dùng một số loại thuốc như glucocorticoid, hay thuốc chẹn beta (cao huyết áp hoặc tăng nhịp tim) hay các thuốc chống rối loạn thần kinh.

Những vấn đề thường gặp của giai đoạn thai kì:

  • Em bé quá lớn: Khi lượng glucose quá lớn, cũng sẽ gây đường trong máu của con cao. “Các em bé được cho ăn quá nhiều” và phát triển lớn quá mức bình thường và gây khó chịu cho mẹ trong những tháng cuối thai kì, khi em bé quá lớn sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến việc sinh sản và phải mổ khi sinh.
  • Khi sinh mổ để đưa em bé ra cần rất thận trọng vì nếu kiểm soát không tốt và không kịp thời thì sẽ có thể khiến mẹ mất nhiều thời gian để hồi phục.
  • Đái tháo đường trong thai kì sẽ có huyết áp cao và có thể gây nên tiền sản giật. Đây là một vấn đề rất đáng lưu tâm. Huyết áp cao có thể dẫn đến sinh non và có thể gây tổn thương não khi mẹ chuyển dạ.

Vậy đâu là cách để các thai phụ có thể tránh khỏi bệnh tiểu đường ở giai đoạn thai kì.

  • Không bỏ bữa sáng: bữa sáng được coi là bữa quan trọng nhất trong ngày, nó cung cấp năng lượng cho cả ngày sống, hoạt động, một bữa sáng nhiều chất xơ và protein là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn, nó sẽ giúp bạn duy trì chỉ số đường huyết tốt hơn.
  • Trong khẩu phần ăn hằng ngày nên bổ sung chất xơ như rau, củ, hoa quả… nhiều hơn sẽ hỗ trợ tiêu hóa và giảm việc hấp thu đường. Bên cạnh đó giảm tinh bột cũng là việc bạn nên làm, tinh bột làm tăng rất nhanh số lượng đường huyết để thay thế thì bạn có thể dùng ngũ cốc, lúa mì.
  • Tập thể dục không chỉ để giảm đường huyết mà là còn là cách để cơ thể của bạn khỏe mạnh hơn, tăng trao đổi chất, tăng tuần hoàn, và giảm thiểu được rất nhiều bệnh có nguy cơ.
  • Điều không kém phần quan trọng, các mẹ cần luôn giữ cho tinh thần thoải mái, ngủ ngon giấc, một nếp sống khoa học là liều thuốc tốt nhất.
  • Đôi khi đái tháo đường trong giai đoạn thai kì trở nên quá nặng các chị em buộc phải sử dụng insulin, nhưng cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì có thể dùng liều quá mức sẽ làm cho hạ đường huyết quá mức và nguyên nhân nặng nhất là có thể tử vong.
  • Và các mẹ đừng quên đi khám sau mang thai, nhất là xét nghiệm tiểu đường thường 6-12 tuần  vì sau thời kì này bình thường đường huyết sẽ trở về bình thường, nhưng sẽ có một số chị em chưa khỏi sẽ trở thành đái tháo đường typ 2. Vì thế các chị em cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Nhưng đừng quên tập thể dục và một chế độ ăn uống hợp lí nhé.

Để cả mẹ và bé luôn được khỏe mạnh là ước mơ của tất cả các thai phụ, và cách chăm sóc bảo vệ hằng ngày là yếu tố quyết định rất nhiều đến sự an toàn của mẹ và sự phát triển của bé, các mẹ lưu ý nhé.

Có thể bạn quan tâm
Video liên quan