Trầm cảm là gì ?
Trầm cảm được biết đến chính là bệnh thuộc tâm thần học và nó được đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Khi não bộ hoạt động quá nhiều và căng thẳng, đi kèm với các yếu tố tâm lý tạo thành những biến đổi trong con người, dẫn đến thay đổi lời nói và hành động. Mức độ của trầm cảm ngày càng trở nên nguy hiểm, theo thống kê của tổ chức y tế Thế Giới , mỗi năm có tới 850000 người tự sát do trầm cảm. Bệnh này thì xảy ra ở nhiều lứa tưởi, nhưng nữ vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn, và thường gặp cao ở những đối tượng như: thất nghiệp, phá sản, ly hôn,…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm:
- Trầm cảm do căng thẳng: có thể nói đây là nguyên nhân hàng đầu gây trầm cảm, stress từ nhiều hướng của cuộc sống, làm chúng ta thấy bế tắc.
- Trầm cảm do chấn thương về não bộ
- Trầm cảm do sang chấn tâm lý
Dấu hiệu của trầm cảm
- Khí sắc trầm buồn: khí sắc này được thể hiện qua nét mặt của bệnh nhân: ủ rũ, buồn sầu,…sắc mặt giảm chán nản, rũ rượi, mất niềm tin vào cuộc sống.
- Rối loạn giấc ngủ: Người bị trầm cảm rất hay có triệu chứng này tới 95%, bệnh nhân thấy khó đi vào giấc ngủ, buồn ngủ lại không thể ngủ được, thức dậy sớm, có thể thức trắng cả đêm.
- Hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh: người bị trầm cảm thường không thích tiếp xúc với người khác, thích một mình trong góc nhà, ăn mặc lếch nhếch, vệ sinh thân thể kém
- Có ý định và hành vi tự sát, khi họ không tìm được lối thoát cho bản thân, họ bị ảm ảnh, thấy tội lỗi, chán ghét bản thận…
- Mệt mỏi, giảm tập trung, giảm năng lượng hay than phiền, công việc giảm sút, không muốn làm gì, không thấy hứng thú với xung quanh.
Phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng hàng đầu mắc trầm cảm. Trầm cảm sau sinh chính là một dạng bệnh của trầm cảm, chủ yếu xảy ra ở nữ giới, và tỉ lệ mắc đang càng ngày tăng đột biến, theo nghiên cứu của bệnh viện Hùng Vương thì tỉ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thẻ lên tới 41%. Còn theo nghiên cứu của ỹ thì cứ có 7 người phụ nữ thì có 1 người bị trầm cảm, ngoài trầm cảm sau sinh họ còn bị trầm cảm trước sinh. Tình trạng này nếu không kịp thời cứu chữa có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần.
Đây là một số các triệu chứng của phụ nữ trầm cảm sau sinh như:
- Không động vào con, không chăm sóc con, vì thấy mình không xứng để chăm sóc con.
- Cáu gắt với người khác
- Hay gặp lo âu, hoảng sợ,
- Bỏ ăn, bỏ ngủ
- Không chăm sóc đến vệ sinh cá nhân
- Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh mọi người, không muốn nói chuyện.
- Có ý nghĩ làm hại đến con
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ sau sinh
- Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể: do sự giảm đột ngột các hormone như estrogen và progesterone sau sinh, làm sản phụ rơi vào tình trạng chán nản, trầm cảm
- Do cảm xúc: Giai đoạn mang thia và sau sinh là giai đoạn phụ nữ thay đổi rất nhiều cả về tâm và sinh lý, vì thế cảm xúc của sản phụ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc thai nhi, và tâm lý của mẹ, người mẹ nên tránh những cảm xúc tiêu cực như: nổi cáu, nóng giận,..
- Đời sống: sản phụ sau sinh không được quan tâm nhiều về đời sống, không được tâm sự, hay chia sẻ với người thân, hay gặp snag chấn tâm
- Thay đổi chức phận vì từ này họ sẽ đóng trong vai trò là một người mẹ. nhiều bỡ ngỡ , rụt rè.
- Cảm giác vô dụng, tội lỗi: Luôn mang theo những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, thấy thất vọng, tuyệt vọng về bản thân, mất tự tin vào bản thân, cảm thấy bản thân trở nên vô dụng.
- Ăn không ngủ, ngủ không say giấc, sút cân: Bệnh nhân thấy cảm giác ngột ngạt, khó chịu, không muốn ăn
- Cảm giác lo lắng vô cớ: chậm chạp, giận dữ với xung quanh cách vô cớ..
Khi bị mắc trầm cảm, ta có thể điều trị như thế nào.
Chắc hẳn có nhiều người muốn hỏi, thế trầm cảm có thể chứa được không?
Rất nhiều phương pháp có thể khắc phục tình trạng này các mẹ nhé:
Điều trị tư vấn tâm lý giúp người bệnh thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn, giảm áp lực đi, đây là lựa chọn hàng đầu trong phương pháp chữa trị và đem lại lợi ích rất cao
Cần trang bị cho mẹ chương trình giáo dục tiền sản cho cả vợ và chồng để giảm bớt sự căng thẳng, sợ hãi khi làn đầu tiên làm bố mẹ.
Bên cạnh đó người nhà, chòng con, chị em,… hãy dành thời gian nhiều để tâm sự và giúp đỡ nhau.
Thời gian mang thai và thời điểm sau sinh là hai thời điểm cần được sự quan tâm, chia sẻ, an ủi với những người thân cận nhiều nhất, để họ luôn có tâm lí tốt, định dướng tốt để họ không còn bỡ ngỡ khi lần đầu làm mẹ, khi nhìn thấy trẻ ở nhà. Tạo tâm lý để sản phụ sẵn sàng đón nhận một thiên thần mới.