Khiếu nại, báo lỗi: 039.432.5245

Hotline: 039.432.5245

Thiếu máu

Thiếu máu

Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể . Nói một cách dễ hiểu, một người được coi là thiếu máu khi lượng huyết sắc tố thấp hơn mức độ của mmột người khỏe mạnh cùng giới, cùng độ tuổi và cùng môi trường sống.

Thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân dẫn tới:

- Do thiếu nguyên liệu:thiếu sắt, thiếu vitamin B12

+ Thiếu máu do thiếu sắt:

  • Do thiếu dinh dưỡng.
  • Kém hấp thu thường gặp ở những người bị viêm loét dạ dày hoặc bị cắt một đoạn dạ dày. 
  • Trong quá trình có thai và cho con bú bị thiếu máu do nhu cầu tăng.

+ Thiếu máu do thiếu vitamin B12:

  • Vitamin B12 có nguồn gốc từ động vật nên chế độ ăn thiếu vitamin B12 chỉ xảy ra ở những người ăn chay hoàn toàn.
  • Sau khi ăn,hấp thu vitamin B12 vào máu được xảy ra ở đoạn cuối hồi tràng. Phẫu thuật dạ dày-ruột có thể dẫn tới thiếu vitamin B12: cắt đoạn dạ dày làm loại bổniw sản sinh ra yếu tố nội và phẫu thuật cắt bỏ hồi tràng sẽ làm mất nơi hấp thu vitamin B12.
  • Do thiếu Transacobalamin vì sau khi được hấp thu, 90% vitamin B12 trong huyết tương được gắn với các protein vận chuyển transcobalamin I, II, III, chỉ có transacobalamin II có khả năng vận chuyển vitamin B12.
  • Một số nguyên nhân hiếm gặp: nhiễm vi khuẩn, virus, kí sinh trùng.
  • Thiếu máu ác tính, đây là bệnh rối loạn tự miễn gặp nhiều ở một số vùng Scandinave hay Bắc Âu.

- Do thiếu acid Folic:

  • Do chế độ dinh dưỡng.
  • Do sử dụng một số thuốc làm giảm hấp thu hoặc acid Folic bị ức chế.
  • Tăng thải trừ : lọc máu ngoài thận.
  • Do nhu cầu tăng ở những người có thai,bị bong tróc da,bị thiếu máu, tan máu mạn tính.

- Do thiếu máu tan máu tự miễn: đa số là không rõ nguyên nhân, thường gặp trong một số bệnh: lupus ban đỏ hệ thống,bệnh bạch cầu mãn tính, khối u lympho toàn thân.

- Suy tủy : Tất cả các tế bào máu đều từ tế bào gốc ở tủy xương, suy tủy là tổn thương những tế bào gốc, dẫn đến sự giảm toàn bộ các dòngtế bào trong máu ngoại biên.

- Thiếu máu trong các bệnh mãn tính:

  • Viêm hoặc nhiễm khuẩn mãn tính,ung thư,bệnh gan,...làm giảm nhẹ đời sống hồng cầu,trong khi tủy xương không sinh sản đủ hồng cầu để bù.
  • Bệnh thận mạn tính:thiếu máu do giảm erythropoetin gây giảm sinh hồng cầu và ứ đọng các chất độc trong máu làm giảm đóiónghồng cầu.

- Da xanh, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay trắng bệch.

- Tim: nhịp tim nhanh, có thể có tiếng thổi tâm thu, nếu lâu ngày có thể có suy tim hoặc cơn đau thắt ngực.

- Hô hấp: khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh.

- Thần kinh: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, có thể có cơn thoáng ngất.

- Rối loạn tiêu hóa: ăn kém,đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón.

- Ở phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.

- Phụ nữ có thai và cho con bú.

- Phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt.

- Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như:  ung thư,suy thận, suy gan, rối loạn tiêu hóa, ...

- Chế độ ăn không đầy đủ.

- Tiền sử gia đình mắc các bệnh máu di truyền.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý,khoa học, đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể.

- Chế độ làm việc cân đối kết hợp hể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

- Đi khám sức khỏe định kỳ.

- Đối với phụ nữ nên bổ sung sắt hoặc ăn những thức ăn có chứa nhiều sắt.

- Lắng nghe cơ thể và phát hiện kịp thời.

 

 

- Lâm sàng: dựa trên các yếu tố:

  • Da xanh, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay trắng bệch.
  • Hoa mắt,chóng mặt, ù tai, có thể ngất xỉu.
  • Khó thở,tim đập nhanh.
  • Ặn kém, rối loạn tiêu hóa.
  • Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Mệt mỏi.

- Cận lâm sàng: xét nghiệm máu, một bệnh nhân dược coi là thiếu máu khi có 2 trong 3 dấu hiệu sau:

  • Hematocrit giảm dưới mức bình thường.
  • Nồng độ Hemoglobin giảm dưới mức bình thường.
  • Số lượng hồng cầu giảm dưới mức bình thường.

- Tìm nguyên nhân thiếu sắt để loại bỏ.

- Truyền máu.

- Sử dụng corticoid, các thuốc ức chế miễn dịch.

- Sử dụng erythropoieroid giúp tủy xương tạo được nhiều tế bào máu hơn.

- Những trường hợp có điều kiện có thể ghép tủy đồng loài, ghép tế bào gốc.

- Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12, các loại vitamin và khoáng chất khác.

Có thể bạn quan tâm
Tin tức liên quan
Video liên quan