Khiếu nại, báo lỗi: 039.432.5245

Hotline: 039.432.5245

Tiền sản giật

Tiền sản giật là bệnh thường hay gặp ở bà bầu sau 20 tuần và có huyết áp bình thường. Tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho cả mẹ và bé nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu sớm của tiền sản giật là vô cùng quan trọng để can thiệp kịp thời, bả

Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ do nhiễm độc thai nghén thường xảy ra giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật là do các cơ quan bị giảm tưới máu vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày, xuất hiện nhiều ở những thai phụ mắc các bệnh lý liên quan như bệnh thận, bệnh basedow, bệnh tiểu đường…phụ nữ mang thai bị cao huyết áp hoặc nồng độ protein trong nước tiểu cao dễ mắc bệnh hơn.

Chưa rõ nguyên nhân của tiền sản giật nhưng những thai phụ có tiền sử bị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý rối loạn đông máu, bệnh thận, bệnh tự miễn lupus, cao tuổi...hoặc mẹ và chị gái bị tiền sản giật thì sẽ dễ mắc bệnh hơn.

- Bị phù, đặc biệt không những ở chân tay mà cả ở mặt cũng bị xưng,phù.

- Đau đầu.

- Huyết áp tăng cao đột ngột.

- Có protein trong nước tiểu.

- Đau bụng trên, buồn nôn nhưng không ợ chú,nóng rát vùng thượng vị.

- Thị lực giảm, mắt nhìn kém, mờ.

- Chức năng gan suy giảm.

 

 

- Bà bầu mang thai và đặc biệt mắc nhiều sau 20 tuần

Bà bầu nên bổ sung đầy đủ các chất sau để phòng ngừa bệnh tiền sản giật

  • Canxi: Bổ sung đủ Canxi giúp làm giảm tới 49% nguy cơ bị tiền sản giật ở những phụ nữ có nguy cơ thấp và tới 82% ở phụ nữ có nguy cơ cao. Sử dụng các loại thuốc bổ sung canxi hoặc các thức ăn giàu canxi như sữa, cải bông xanh, rau diếp, đậu bắp, măng tây…
  • Omega 3 (DHA, EPA): Lượng DHA, EPA đầy đủ giúp phòng ngừa tiền sản giật. DHA đầy đủ làm giảm sFlt-1 (tiêu VEGF- yếu tố tăng trưởng biểu mô mạch máu) do đó hạn chế triệu chứng của tiền sản giật. Các loại thực phẩm giàu Omega 3 là cá hồi, súp lơ, hạt vừng, quả óc chó, bắp cải …
  • Vitamin D: Cung cấp đủ Vitamin D từ đồ ăn và sản phẩm bổ sung giúp giảm 27% nguy cơ bị tiền sản giật. Các thực phẩm giàu Vitamin D như dầu gan cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt, nấm hương….

Các trường hợp sau đây cần đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán bệnh tiền sản giật:

  • Phù tay, mặt hoặc chân một cách đột ngột làm bạn tăng cân vì cơ thể giữ nước.
  • Mờ mắt. Nhìn thấy chớp sáng là dấu hiệu cảnh báo.
  • Thay đổi thể tích nước tiểu so với bình thường.
  • Đau bụng vùng dạ dày và có vẻ như là khó tiêu. Đau có thể lan ra 2 bên xương sườn.
  • Đau đầu dữ dội không bớt sau khi nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau.

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị tiền sản giật, các điều trị chỉ là điều trị triệu chứng để phòng các biến chứng vì vậy phải lấy thai ra sớm. Quan trọng nhất là dự phòng tiền sản giật.

Trong suốt giai đoạn thai kỳ và đặc biệt từ 20 tuần tuổi trở đi mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất sau: canxi, vitamin tổng hợp, Omega 3 (DHA, EPA)

Chăm sóc trước sinh, theo dõi sát các sản phụ nguy cơ cao ở nửa sau thai kỳ để phát hiệnsớm các dấu hiệu. Ngày nay chúng ta chưa thể điều trị dự phòng tiền sản giật một cách hiệu quả thực sự nhưng có thể chẩn đoán sớm TSG bằng cách theo dõi và khám thai định kỳ thật đều đặn.

Khi có các biểu hiện bất thường, ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra, thăm khám để có hướng điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm
Tin tức liên quan
Video liên quan