Sắt cần thiết cho bà bầu
Mang thai là một quá trình vất vả, đầy thách thức đối với người mẹ. Từ tuần đầu tiên của quá trình mang thai, người mẹ đã cần thiết phải bổ sung sắt, canxi và acid folic để hỗ trợ hình thành sự phát triển ban đầu của thai nhi.
Việc các bà bầu cần là xác định được vai trò của sắt đối với sức khỏe bà bầu đúng đắn, nó sẽ làm giảm các nguy cơ có hại cho sức khỏe của bé yêu.
Mẹ có biết?
Ba năm đầu đời của con không phải được tính từ lúc con sinh ra mà được tính từ khi con chỉ là mầm nhỏ trong bụng mẹ, là giai đoạn con phát triển NHANH NHẤT VỀ THỂ CHẤT LẪN TRÍ TUỆ?
Con cần SẮT, ACID FOLIC để tạo máu, vận chuyển dinh dưỡng, hình thành các cơ quan, và phát triển nhận thức, trí tuệ.
ĐỪNG ĐỂ TƯƠNG LAI CON CHẬM HƠN CÁC BẠN BÈ CÙNG TRANG LỨA !
Nghiên cứu cho thấy: Trẻ được nhận đủ sắt, acid folic trong những năm đầu đời có khả năng học tập và nhận thức tốt hơn trẻ có mẹ thiếu sắt trong thời gian mang thai.
Bổ sung sắt và acid folic bằng viên uống bổ sung đã được bộ y tế và tổ chức y tế thế giới khuyến nghị trong suốt thời gian mang thai và cả sau sinh cho tất cả phụ nữ mang thai.
Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể mẹ sẽ tăng gấp đôi, khoảng 30mg/ngày. Nếu mẹ không cung cấp đủ, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.
Theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống sắt mỗi ngày
Có thể bà bầu muốn mua:
Sắt cần thiết cho trẻ em
Giống như người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần bổ sung sắt để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, nhất là với những bé sinh non. Tuy nhiên, đâu mới là thời điểm thích hợp để bổ sung sắt cho bé?
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến năm 2011 có khoảng 300 triệu trẻ em trên toàn cầu bị thiếu máu. Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt do nhu cầu sắt tăng cao ở giai đoạn tăng trưởng nhanh, đặc biệt là trong khoảng 3 năm đầu đời. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh và suy giảm khả năng phát triển nhận thức, cũng như thành tích học tập kém.
Việc bổ sung sắt hàng ngày ở trẻ có thể giúp tăng:
- Chức năng hô hấp: Fe++ cấu tạo lên Hemoglobin(Hb), Hb tham gia vào vận chuyển O2 từ phổi đến tổ chức, và vận chuyển CO2 từ tổ chức về phổi. đây là vai trò quan trọng nhất của sắt.
- Fe tham gia vào quá trình tạo Myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ.
- Trẻ được bổ sung sắt có khả năng học tập và tăng nhận thức hơn trẻ bị thiếu sắt.
Những trẻ dưới 5 tuổi cần chú ý việc bổ sung sắt. Đặc biệt là những bé sống ở những nơi có tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cao hơn 40%, để tăng nồng độ hemoglobin và cải thiện tình trạng thiếu sắt, thiếu máu.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lưu ý một vài điều làm tăng thêm nguy cơ thiếu sắt cho trẻ nếu cứ nạp sắt không đúng liều lượng vào cơ thể bé. Một số điều cần lưu ý:
- Trẻ sơ sinh và các bé từ 4-6 tháng tuổi không cần bổ sung thêm sắt vì đã được cung cấp đủ chất sắt từ sữa mẹ.
- Đối với các bé bú sữa bột, sữa công thức cũng đã được bổ sung sắt trong sữa nên cũng không cần bổ sung thêm sắt.
- Trẻ nhỏ từ 7-12 tháng tuổi cần 11 milligrams sắt mỗi ngày.
- Trẻ từ 1-3 tuổi cần 7 miligrams sắt mỗi ngày, độ tuổi này trẻ cần sắt để phát triển xương cho bé tập bước đi.
- Trẻ em từ 4-8 tuổi cần 10 miligams mỗi ngày, trẻ từ 9-13 tuổi cần 8 miligams sắt mỗi ngày.
Sắt cần thiết cho người già
Bạn biết rằng nhu cầu năng lượng thay đổi theo từng độ tuổi, giai đoạn của cơ thể. Khi càng về già, nhu cầu năng lượng sẽ giảm, thế nhưng người già lại cần phải bổ sung chế độ dinh dưỡng đủ 4 thành phần: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên khả năng tiêu hoá và hấp thu lại kém đi. Con cái nên quan tâm, dành thời gian chăm sóc và tăng cường tuổi thọ cho ba mẹ mình.
Các vitamin và chất khoáng chiếm một phần nhỏ trong cơ thể. Phần lớn các vitamin hoạt động như một phức hợp hoạt hóa men, tham gia vào quá trình biến đổi dự trữ năng lượng trong cơ thể.
Một số khác ảnh hưởng tới quá trình oxy hóa, nhiều loại có tác dụng cấu tạo nên hormon, tham gia vào quá trình tăng trưởng và khoáng hóa xương, hoạt động nhân lên của tế bào, tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể, tổng hợp các chất trung gian của hệ thần kinh, đào thải, trung hòa các chất độc, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
Ví dụ, Vitamin C có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể, làm bền vững thành mạch. Và khoáng chất sắt lại rất cần thiết trong việc duy trì sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch, các cơ và điều chỉnh sự phát triển của các tế bào. Chất sắt được dự trữ trong hemoglobin và myoglobin-2 tế bào protein máu đỏ có nhiệm vụ vận chuyển ôxy đến các mô và cơ trong cơ thể. Sắt được bổ sung qua thức ăn chúng ta ăn ngày. Nếu cơ thể khỏe mạnh, hấp thu tốt, bữa ăn phong phú, đa dạng sẽ phòng ngừa thiếu sắt. Người già thường có nguy cơ cao bị thiếu sắt.
Thiếu sắt ở người cao tuổi dẫn đến thiếu máu và người già bị mệt mỏi, chóng mặt, khó thở…
Ở người cao tuổi, thiếu sắt thường gặp do cơ thể người già với hệ thống nội tạng kém dần đi theo năm tháng, khả năng hấp thụ sắt từ thức ăn cũng kém dần đi. Những bệnh ở đường ruột, dạ dày làm cho sắt không theo thức ăn ngấm được vào máu dẫn tới tình trạng thiếu máu nếu chế độ ăn bình thường không chủ đích thêm sắt, hoặc dễ xảy ra với những người bị giun móc. Giun móc sẽ bám vào thành ruột để hút chất dinh dưỡng, có nghĩa sẽ làm hao tổn tới lượng sắt trong cơ thể.
Người già cần thiết bổ sung thêm sắt. Tuy nhiên, khi uống bổ sung viên sắt bố mẹ bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như: Táo bón, tiêu chảy, giảm cân… ngoài ra các bác cao tuổi cần chú ý phát hiện các triệu chứng thiếu sắt như trên để bổ sung sắt kịp thời.
Như vậy, việc bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai, trẻ em và người cao tuổi là vô cùng quan trọng. Các bạn hãy dành thời gian quan tâm đến những người thân xung quanh và có lựa chọn những sản phẩm bổ sung sắt hữu ích cho gia đình.