Khiếu nại, báo lỗi: 039.432.5245

Hotline: 039.432.5245

Các loại vitamin cung cấp chất dinh dưỡng toàn diện cho trẻ

Thứ bảy 14/09/2019 15:37
Vitamin là những chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp, cần thiết cho quá trình đồng hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng, góp phần tham gia xây dựng tế bào và tổ chức cơ thể. Vitamin chiếm hàm lượng nhỏ trong cơ thể, nhưng lại có tác dụng lớn trong quá trình phát triển, sinh trưởng và trao đổi chất.

Có hơn mười loại vitamin, được chia làm hai loại lớn là: vitamin hòa tan trong mỡ và vitamin hòa tan trong nước. Sau đây là một số loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người.

Vitatmin A

Vitamin A là thành phần thiết yếu của sắc tố võng mạc nên rất quan trọng đối với mắt. Ngoài ra, nó còn giúp giữ toàn vẹn lớp tế bào biểu mô bao phủ bề mặt và các khoang trong cơ thể. Thiếu vitamin A sẽ gây khô da ở màng tiếp hợp, giác mạc, nặng hơn sẽ làm thủng giác mạc và dẫn đến mù lòa. Nó còn gây sừng hóa nang lông, bề mặt da thường nổi gai, làm giảm tốc độ tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật.

Chất hoạt sinh lý của vitamin A là retinol và caroten, trong đó caroten có hoạt tính cao nhất chính là Beta - Retinol chỉ tồn tại trong thực phẩm động vật; Caroten có hơn 600 loại, tồn tại phổ biến trong thực vật.

Thiếu vitamin A gây ra các chứng bệnh

- Quáng gà, khô mắt, viêm giác mạc, thậm chí dẫn đến mù lòa.

- Dễ bị ho, đau bụng đi ngoài, mắc bệnh đường ruột.

- Da khô ráp, dễ bong tróc vảy, lông tóc khô vàng

- Sức đề kháng kém, trẻ phát triển chậm, lớn chậm, kết cấu xương bất thường, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương cốt.

Trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật có chứa một lượng lớn caroten có thể chuyển hóa thành vitamin A, đặc biệt có chứa nhiều trong các loại rau củ quả có màu đỏ, màu vàng.

Hấp thụ quá nhiều vitamin A cũng gây ngộ độc, biểu hiện ở triệu chứng: quá hưng phấn, rụng tóc, gan tỳ sưng to, trẻ em hay nôn trớ.

Mách nhỏ

Vitamin A có tính hòa tan trong chất béo, khi trong thực phẩm có ít dầu mỡ hoặc không có dầu mỡ, hoặc người mắc bệnh gan, thận thì tỉ lệ hấp thụ vitamin A giảm thấp. Vitamin A ổn định ở nhiệt độ cao, nhưng dễ bị oxy hóa, dễ bị tổn hại dưới tia tử ngoại.

Vitamin B1

Vitamin B1 hay thiamin cũng được gọi là anerrien, giữ vai trò hàng đầu trong chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, có liên quan mật thiết đến quá trình trao đổi năng lượng trong cơ thể. Vitamin B1 giữ vai trò chủ đạo trong chuyển hóa năng lượng, nhất là chuyển hóa gluxit, vitamin B1, cho phép và điều hòa khả năng sử dụng gluxit.

Vitamin B1 khá ổn định trong môi trường tính axit và ấm nóng, tham gia vào quá trình trao đổi đường glucose, dễ bị tổn hại trong môi trường kiềm, có nhiều trong mầm phôi hoặc lớp vỏ của ngũ cốc. Vitamin B1 dễ hòa tan trong nước, nếu ngâm nước trong thời gian dài, vo gạo quá sạch hoặc đun quá chín sẽ mất đi nhiều vitamin B1.

Cơ thể con người không có cơ quan dự trữ vitamin B1, nếu hấp thụ không đủ vitamin B1 sẽ bị bệnh phù chân. Khi bà mẹ cho con bú không hấp thụ đủ vitamin B1, hàm lượng vitamin B1 trong sữa sẽ giảm, cũng có thể gây bệnh phù chân ở trẻ.

Thiếu một phần Vitamin B1 sẽ biểu hiện các triệu chứng: chán ăn kéo dài, dễ bị kích thích, biến đổi thể trạng cùng với mệt mỏi tăng dần, rối loạn thần kinh ở chân tay, tổn thương hệ thần kinh trung ương (khó tập trung, hay quên, trầm cảm) rối loạn dạ dày và suy tim.

Thực phẩm gia súc, gia cầm, nội tạng, ngũ cốc (gạo nếp, yến mạch, bánh mỳ), lòng đỏ trứng gà, các loại đậu đều giàu hàm lượng vitamin B1.

Vitamin B2

Vitamin B2 còn có tên là vitamin G.Lactoflavin, là loại vitamin tan trong nước thuộc nhóm B. Vitamin B2 có nhiều vai trò quan trọng: là thành phần chính của các men oxydase; trực tiếp tham gia vào các phản ứng oxy hóa hoàn nguyên, khống chế các phản ứng hô hấp chuyển của tế bào, chuyển các chất: đường, đạm, béo thành năng lượng để cung cấp cho các tế bào hoạt động, tác động đến việc hấp thu, tồn trữ và sử dụng sắt trong cơ thể (rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu do thiếu sắt).

Cơ thể không thể dự trữ vitamin B2 nên thường xuyên bị thiếu vitamin này, do lượng hấp thụ không đủ, do bệnh tật hoặc mất đi trong quá trình trao đổi chất, xuất hiện triệu chứng đau họng, sưng niêm mạc miệng, viêm họng, lưỡi sưng đỏ.

Thiếu vitamin B2 sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt, nếu thiếu sắt kéo dài sẽ gây ra thiếu máu, trong quá trình bổ sung sắt, nếu không đồng thời bổ sung vitamin B2 thì bệnh thiếu máu thiếu sắt khó đạt được kết quả tốt.

Thiếu vitamin B2 nghiêm trọng có thể gây mất cân bằng trao đổi vitamin B6. Đa số thực phẩm động vật và thực vật đều chứa vitamin B2, trong đó sữa bò, các phế phẩm từ sữa, lương thực phụ... đều chứa nhiều vitamin B2. Loại thịt, nội tạng động vật, rau xanh đều là nguồn cung cấp vitamin B2 rất tốt.

Do vitamin B2 mẫn cảm với ánh sáng mặt trời, các sản phẩm từ sữa nên đựng trong đồ đựng tối sẫm, tránh tổn thất vitamin B2.

Axit folic

Axit folic là một trong những vitamin nhóm B hòa tan trong nước, là vật chất trung gian quan trọng cho việc trao đổi chất của cơ thể, tham gia vào việc hợp thành axit deoxyribonucleic (DNA) và axit ribonucleic (RNA), trao đổi axit amino, hợp thành hemoglobin và hợp chất mythyl.

Trẻ nhỏ thiếu axit folic có thể dẫn đến bệnh thiếu máu hồng cầu, thai phụ nếu thiếu axit có thể gây ra bệnh khuyết tật ống thần kinh. Bệnh này có thể khiến thai nhi bị hở xương sống, hở hộp sọ, thai vô sọ ...

Bà bầu thiếu axit folic là hiện tượng rất phổ biến, cho dù thai phụ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhưng do khi mang thai, nhu cầu axit folic cao gấp 6-8 lần khi chưa mang thai, hàm lượng axit folic trong máu và hồng cầu của thai phụ cũng dần giảm xuống. Thai phụ thiếu axit folic có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai. Axit folic có trong các loại thực phẩm động vật và thực vật. Gan tạng động vật, đậu tương, các chế phẩm từ đậu, quả khô (lạc, hạch đào), rau xanh, hoa quả đều chứa nhiều axit folic. Do axit folic không chịu được nhiệt nên khi chế biến có thể tổn thất khoảng 70%, thậm chí 90%, vì thế khi chế biến cần tránh đun lâu, đun lửa to. Thai phụ hàng ngày nên ăn nhiều các loại rau có màu xanh thẫm, màu vàng, màu cam, gan động vật, lạc nhân.

Thiếu axit folic có nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng hấp thụ quá nhiều cũng nảy sinh tác dụng phụ, ví dụ: ảnh hưởng đến việc hấp thụ kẽm, nếu thiếu kẽm nhiều sẽ khiến thai nhi trong tử cung phát triển chậm, giảm cân nặng của thai nhi. Hấp thụ nhiều axit folic cũng có thể che lấp triệu chứng thiếu vitamin B12, tổn hại đến hệ thần kinh của trẻ.

Thai phụ ở độ tuổi sinh đẻ mỗi ngày nên hấp thụ khoảng 50mg axit folic. Để phòng tránh bệnh khuyết tật ống thần kinh thai nhi, thai phụ ở độ tuổi cao nên bổ sung 200mg axit folic mỗi ngày trước khi mang thai 1 tháng và 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ cho con bú nên hấp thụ mỗi ngày 500mg. Mức hấp thụ axit folic mỗi ngày cao nhất không quá 1000mg.

Vitamin C

Vitamin C còn gọi là axit ascorbic, ở trạng thái hoàn nguyên khá cao, là chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ các tổ chức cơ thể tránh bị oxy hóa, có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch và thúc đẩy sự hấp thụ chất sắt, duy trì chức năng bình thường của răng, xương, cơ bắp, giúp vết thương mau lành.

Tính chất của vitamin C không ổn định, dễ bị oxy hóa lần đầu chuyển thành axit dehydro ascorbic (hơi ngả màu) vẫn còn hoạt tính sinh học của vitamin C. Nếu tiếp tục oxy hóa nữa sẽ thành diketo golunat (màu vàng sẫm) mất hoạt tính sinh học của vitamin C. Khi thiếu vitamin C, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, dễ bị cảm cúm, trên da xuất hiện các vết đỏ tím, nếu thiếu vitamin C nhiều có thể dẫn đến các bệnh ung thư máu.

Các loại rau xanh, hoa quả tươi, các loại rau củ quả có màu xanh, màu đỏ, màu vàng, như: đậu trạch, cải bó xôi, cải chíp, ớt đỏ, cam, kiwi đều chứa nhiều vitamin C.

Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của xương. Nó tham gia vào quá trình hấp thu canxi, phốt pho ở ruột, điều hòa việc tổng hợp và bài tiết nội tiết tố tuyến cận giáp, làm tăng khả năng hấp thụ canxi, phốt pho ở thận. Trẻ em nếu không được cung cấp đủ vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng.

Vitamin D không bị biến dạng và tổn thất trong môi trường nhiệt độ cao, tuy nhiên dễ mất hoạt tính dưới ánh sáng mặt trời và trong môi trường có tính axit.

Thiếu vitamin D là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh còi xương ở trẻ, người lớn có triệu chứng loãng xương.

Các thực phẩm có nguồn gốc thực vật có chứa vitamin D rất ít, vitamin D chứa trong các thực phẩm động vật khá cao như: gan tạng động vật, hải sản, dầu cá, lòng đỏ trứng gà, bơ sữa, hàm lượng vitamin D chứa trong sữa mẹ và sữa bò khá thấp.

Trong rau xanh, ngũ cốc, hoa quả có chứa rất ít thậm chí không chứa vitamin D. Những thực phẩm tự nhiên nói chung không chứa nhiều vitamin D, mà nhu cầu vitamin D đối với quá trình phát triển của trẻ là rất cần thiết, để đảm bảo sự trưởng thành của trẻ, ngăn ngừa bệnh còi xương, cần tăng cường bổ sung vitamin D trong các bữa ăn, cho trẻ uống sữa tươi và sữa bột đầy đủ.

Tác dụng hỗ trợ của tia tử ngoại chính là làn của con người có thể hợp thành và chuyển hóa thành vitamin D3 hoạt tính, vì thế, tắm nắng cho trẻ là cách rất tốt để tổng hợp vitamin D. Tăng cường các hoạt động dã ngoại, cho trẻ tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm, không chỉ tổng hợp vitamin D, mà còn làm tăng thể lực, cải thiện thể chất của trẻ. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vitamin D và trong một thời gian dài cũng dẫn đến ngộ độc, vì thế các bà mẹ cần chú ý điều này.

(Theo Sách thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 0-3 tuổi)