Khiếu nại, báo lỗi: 039.432.5245

Hotline: 039.432.5245

Cách chữa bệnh vàng da sinh lí ở trẻ em

Thứ bảy 23/05/2020 08:33
Vàng da bệnh lý thì không thể tự khỏi mà cần phải có phương pháp chữa trị mới khỏi được. Xuất hiện vàng da bệnh lý có thể do bất đồng nhóm máu ở mẹ và con, nhiễm trùng hay do bệnh lý di truyền…những tình trạng này làm bilirubin tăng quá cao trong máu, ngấm vào mô não, gây tổn thương không hồi phục. Vàng da bệnh lý cần được đưa ngay đến bác sĩ khoa nhi để khám, theo dõi và điều trị kịp thời.

Bệnh vàng da là một căn bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đây là chứng bệnh khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng. Có những trường hợp vàng da sẽ tự khỏi, nhưng cũng có những trường hợp khiến trẻ gặp biến chứng nguy hiểm đến hệ thần kinh của bé.

Vàng da sinh lý là một tình trạng phổ biến và thường được gặp ở trẻ sơ sinh. Nó là một dấu hiệu nhận thấy được, là một triệu chứng điển hình khi nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Trẻ bị vàng da sinh lý ngoài biểu hiện ngoài da còn biểu hiện ở cả màng nhầy và lòng trắng của mắt đều chuyển sang màu vàng.Thông thường, vàng da sinh lý sẽ tự mất sau 2-3 tuần và nhanh chóng khỏe lại. Còn nếu là vàng da bệnh lý lại sẽ khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh hoặc tử vong và nó chỉ chiếm 2-5% trên các trẻ sơ sinh bị vàng da. Cũng vì tỉ lệ không cao như vậy nên vàng da bệnh lý thường bị bỏ qua do nhầm tưởng là vàng da sinh lý. Vậy làm cách nào để phân biệt đâu là vàng da sinh lý và đâu là vàng da bệnh lý?

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lí thường xuất hiện ngày thứ 2-3 sau sinh, vàng nhạt và kèm theo một số triệu chứng khác, biểu hiện này chỉ thoáng qua rồi tự khỏi.

Nguyên nhân gây vàng da sinh lý ở trẻ

Khi ở trong bụng mẹ mọi sự sống của bé đều phụ thuộc hoàn toàn vào cơ thể mẹ, hồng cầu trong máu của bào thai giúp cung cấp oxy vào cơ thể bé. Và sau khi sinh, đứa bé bắt đầu hô hấp bằng phổi do vậy không cần đến sự giúp đỡ của hồng cầu nữa, lúc này cơ thể bắt đầu tiến hành loại bỏ các hồng huyết cầu thừa ra khỏi cơ thể. Quá trình thải loại này làm sinh ra các sắc tố màu da cam (bilirubin) trong máu của bé. Các loại bilirubin này sẽ được gan đào thải ra khỏi máu và chuyển ra ngoài qua đường tiết niệu của trẻ.

Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ

Tuy nhiên, do gan vẫn đang trong giai đoạn phất triển nên không thể kiểm soát được lượng bilirubin tăng đột biến làm cho phần lớn lượng bilirubin bị hòa lẫn vào máu dẫn đến da trẻ có màu hơi vàng. Theo các chuyên gia thì biểu hện da vàng ở trẻ sơ sinh đều bình thường nhưng nếu lượng bilirubin trong máu trẻ quá nhiều trong máu trẻ trong thời gian dài sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Trong trường hợp này, cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

Triệu chứng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng điển hình nhất là xuất hiện màu vàng ở da cũng như màng nhầy và lòng trắng mắt. Ngoài ra, còn có những biểu hiện như: phân màu sáng, kém ăn, ngủ quá nhiều, tiếng khóc cao, co giật.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị vàng da:

  • Sinh non, thiếu tháng.
  • Ăn uống kém, khó khăn trong việc bú sữa mẹ.
  • Bị bầm tím, bị thương trong khi sinh nở.
  • Không tương thích với máu của mẹ.

Cách chữa bệnh vàng da sinh lý ở trẻ

Hầu hết các trường hợp vàng da sinh lý có thể tự điều trị tại nhà, trong một số trường hợp cần nhập viện để theo dõi và chữa trị. Điều này phụ thuộc vào mức bilirubin trong máu và đặc điểm thể chất của mỗi trẻ. Tùy vào từng trường hợp mà có cách chữa trị vàng da sinh lý ở trẻ. Sau đây là một số định hướng giúp điều trị hiệu quả nhất:

  • Cho bé bú sữa mẹ

Đây là một trong những cách chữa vàng da đơn giản mà hiệu quả nhất. Trong sữa mẹ có chứa những dưỡng chất  quan trọng cho cơ thể bé nhằm giúp cơ quan chức năng phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời, cách này còn làm giảm lượng bilirubin trong máu giúp làm giảm triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh. Bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ cách mỗi 2 giờ sau sinh. Bên cạnh đó, bạn có thể thay sữa mẹ bằng loại sữa đặc biệt dành cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ để giảm lượng bilirubin trong máu của trẻ.

  • Điều trị bằng phương pháp quang trị liệu

Trong trường hợp mức bilirubin trong máu của trẻ cao hơn mức bình thường, bác sĩ thực hiện phương pháp quang trị liệu. Trong suốt quá trình trị liệu, em bé được đặt trong nôi, không quấn khăn, che mắt lại và chiếu ánh sang xanh da trời “bililights”. Ánh sang này sẽ chuyển hóa dạng bilirubin không kết hợp thành dạng bilirubin kết hợp để vận chuyển dễ dàng trong máu và thải ra nước tiểu.

Có thể thấy đây là một trong những cách chữa vàng da ở trẻ sơ sinh an toàn và đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp đã được chiếu đèn tích cực mà tình trạng da vàng càng trở nên nghiêm trọng thì bé cần được đưa vào bộ phận chăm sóc đặc biệt để thay máu.

  • Điều trị bằng phương pháp truyền máu trao đổi

Khi bệnh vàng da trở nên nghiêm trọng và không thể điều trị bằng những cách trên, em bé cần điều trị bằng phương pháp đặc biệt hơn đó là truyền máu trao đổi. Phương pháp này được thực hiện bằng cách rút nhiều lần lượng máu nhỏ của bé sau đó các bác sĩ sẽ làm loãng mật độ bilirubin trong máu, cuối cùng truyền trở lại cơ thể bé .Khi đó, một phần máu của bé sẽ được thay thế để giảm bớt nồng độ bilirubin.

Tóm lại, với hầu hết các trường hợp vàng da sinh lý thông thường sau một thời gian trẻ sẽ nhanh chóng khỏe lại. Rất khó để ngăn ngừa vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên chúng ta có thể giảm thiều tính trạng này bằng cách thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, theo dõi chặt chẽ những trường hợp mắc bệnh vàng da cao để sớm chữa trị để bé phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm
Video liên quan