Nguyên nhân trẻ hấp thụ canxi kém
1. Trong các món thiếu vitamin D
2. Hoạt động ngoài trời ít, ít phơi nắng, giảm quá trình hợp thành vitamin D3 dưới da.
3. Trong các món ăn hàng ngày có chứa nhiều phốt pho và muối hữu cơ ngăn cản khả năng hấp thụ canxi của trẻ.
Tỉ lệ hấp thụ canxi là yếu tố quan trọng giảm bệnh loãng xương, còi xương ở trẻ nhỏ. Bệnh còi xương biểu hiện chủ yếu ở trẻ phát triển chậm, kết cấu xương bất thường, cột sống cong vẹo, răng phát triển không tốt.
Thông thường, theo thói quen ăn uống của chúng ta, thực phẩm chứa hàm lượng canxi khá thấp. Vì vậy luôn xảy ra tình trạng không hấp thụ đủ canxi ở trẻ. Trong việc chọn lựa thực phẩm hàng ngày, sữa chứa hàm lượng canxi cao, dễ hấp thu vào cơ thể, là nguồn cung cấp canxi tốt. Sau khi bé ăn dặm, nên chọn các loại tôm nhỏ, cá nhỏ và các loại quả khô để tăng lượng hấp thu canxi cho trẻ. Các loại đậu, rau xanh cũng là nguồn cung cấp canxi phong phú. Ngoài ra, nguồn canxi có trong nước cũng cần sử dụng đầy đủ.
Nếu trong ăn uống, các mẹ chọn thực phẩm có chứa hàm lượng canxi cao mà vẫn không đáp ứng đầy đủ nhu cầu canxi của trẻ, cần cho bé uống thêm thuốc có chứa canxi. Trẻ chưa đầy nửa tuổi vẫn còn bú sữa mẹ hoặc ăn sữa bột thì không nên uống canxi. Những trẻ cho ăn sữa bột từ nhỏ mỗi ngày cần bổ sung thêm 100mg canxi; trẻ từ 7-36 tháng cần bổ sung thêm 100-200mg canxi.
Thực phẩm chứa nhiều canxi
- Hải sản
- Cải xoăn
- Sữa chua
- Phô mai
- Sữa mẹ, sữa bò
- Hạnh nhân
- Cải thìa
- Quả sung