Khiếu nại, báo lỗi: 039.432.5245

Hotline: 039.432.5245

Để Mẹ và Bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ

Thứ ba 03/09/2019 00:01
Chăm sóc người phụ nữ khi có thai nghén nhằm đảm bảo một cuộc thai nghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ lẩn con. Vì thế, khi có thai người mẹ cần đến trạm y tế hoặc nhà hộ sinh đăng ký quản lý thai, để được nhân viên y tế khám và theo dõi. Mỗi người mẹ đều có phiếu khám thai hoặc phiếu theo dõi sức khoẻ tại nhà.

Bắt đầu có thai, một số người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, hay có cảm giác buồn nôn hoặc thèm ăn những thức ăn theo sở thích riêng của từng người. Các hiện tượng đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó người mẹ cần chăm lo ăn uống họp lý và giữ gìn sức khoẻ để thai phát triển bình thường. 

Để theo dõi sự phát triển của thai, người mẹ nên thực hiện việc khám thai định kỳ ít nhất 3 lần trong suốt thòi kỳ thai nghén. Lần thứ nhất vào 3 tháng đầu để xác định chắc chắn có thai hay không, lần thứ hai vào 3 tháng giữa để xem thai khoẻ hay yếu để có kế hoạch bồi dưỡng cho người mẹ kịp thời, lần thứ ba vào 3 tháng cuối để xem thai có phát triển bình thường không, thuận hay ngược, tiên lượng cuộc đẻ và dự kiến ngày sinh.

Mỗi người mẹ có thể dự kiến ngày sinh theo công thức sau:

- Tháng đẻ sẽ là: tháng có kỳ kinh cuối (KKC) trừ đi 3 hoặc cộng vào 9. - Ngày đẻ sẽ là: ngày có KKC cộng thêm 7. 

Thí dụ: Kỳ kinh cuối (KKC) = ngày 16/2/3010. Ngày đẻ sẽ là 16 + 7 = 23 Tháng đẻ sẽ là 2 + 9 = 11 Tức dự kiến ngày sinh 23/11/3010.

Hoặc lấy tháng có kỳ kinh cuối (tháng 2) trừ ngược lại 3 thì tháng sinh là tháng 11. 

Nếu khám thai được nhiều lần hơn càng tốt, nhất là 3 tháng cuối, mỗi tháng nên khám một lần. Khi khám thai, ngưòi mẹ cần được khám toàn thân: Đo chiều cao, cân nặng, đếm mạch, nghe tim phổi, đo huyết áp, thử nước tiểu, phát hiện các yếu tố bất thường như tăng huyết áp, protein niệu, da xanh xao thiếu máu (nhìn niêm mạc môi, mắt), phù nề (ấn vào mắt cá chân) và các bệnh mạn tính như tim, gan, thận... Khám sản khoa: Đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai. Đề phòng bệnh uốn ván cho con, người mẹ khi có thai cần được tiêm phòng uốn ván, tiêm hai lần: mũi thứ nhất vào tháng thứ năm hoặc thứ sáu, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 1 tháng và trưốc khi đẻ ít nhất một tháng. 

Trong thòi kỳ có thai, nhất là ở các tháng cuối, do thai chèn ép vào các mạch máu lớn của ổ bimg, có thể có hiện tượng “xuống máu chân”, phù nhẹ ở chân. Nếu thấy phù toàn thân kèm nhức đầu, mờ mắt thì có thể do nhiễm độc thai nghén, phải đi khám, thử nước tiều, đo huyết áp, hạn chế ăn muối. Thường xuyên đi khám để tránh tai biến khi đẻ.

Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu chụp điện vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Thí dụ, khi mới có thai, dùng vitamin A liều cao có thể làm thai phát triển không bình thường; dùng kháng sinh streptomyxin có thể làm trẻ bị điếc ngay từ khi đẻ. Một số thuốc nội tiết, an thần có thể gây sảy thai, thai chết, rối loạn phát triển thai hoặc bị bệnh sau khi đẻ. Do đó khi cần dùng thuốc, phải hỏi ý kiến thầy thuốc. 

Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nên lao động chân tay và trí óc một cách điều độ, tránh lao động mệt nhọc quá sức. Quan niệm “Chửa con so, làm cho láng giềng” để thai không quá to, dễ đẻ là không đúng. Vào tháng cuối, ngưòi mẹ cần được nghỉ ngoi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ, có sức khoẻ tốt, tránh được tai biến khi đẻ

Có thể bạn quan tâm
Video liên quan