Khiếu nại, báo lỗi: 039.432.5245

Hotline: 039.432.5245

Điều trị và phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Thứ bảy 23/05/2020 08:46
Ở người cao tuổi, cơ thể đang dần bị lão hóa do cơ thể đã hoạt động nhiều trong một thời gian dài, các cơ quan đi vào trạng thái suy giảm chức năng, và cơ thể lúc đó sẽ gắp rất nhiều bệnh có thể nói đến như: tiểu đường, cao huyết áp, đau nhức xương khớp,… Từ nhiều năm nay bệnh loãng xương càng trở nên phổ biến vì nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là ở người già.

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương còn được gọi với cái tên là xốp xương, thưa xương. Tên gọi diễn tả luôn tình trạng bênh, đây là một bệnh lý liên quan đến sự phát triển mật độ của xương và chất lượng của hệ thống xương khiến xương mất khả năng chống đỡ, xương chở nên giòn, dễ gãy đặc biệt khi gặp ở các xương cột sống cổ, ngực, lưng, các xương chi ,,… gây hậu quả rất nghiêm trọng. Các bạn biết không chỉ cần một va chạm nhỏ thôi cũng làm gãy xương tham chí còn tự gãy. Bệnh loãng xương được biết là hậu quả của suy giảm khung protein và thiếu canxi.

Loãng xương ở người già

Nhưng với thực tế của người mình, rất chủ quan với sức khỏe, chỉ khi không chịu đựng được nữa mới đi khám bác sĩ thì lúc đó đã quá muộn để chữa trị, đặc biệt ở độ tuổi cao khả năng phục hổi càng kém, nếu không được khám và chữa kịp thời thì rất dễ dẫn đến giảm khả năng vận động vì xương không còn khỏe như ở tuổi trưởng thành thậm chí còn đẫn đến liệt.

Làm sao để ta có thể biết bệnh nhân có nguy cơ bị loãng xương

Loãng xương được biết đến là một bệnh rất âm thầm, nó tiến triển từng ngày trong cơ thể, người ta còn có cách gọi nó khác là kẻ cắp giấu mặt, hàng ngày chúng lấy canxi từ ngân hàng dự trữ của ta, từ đó làm mất đi sự vững chắc của xương. Chúng ta có thể thấy những biểu hiện ở bệnh này khá là rõ như

  • Đau, nhức, mỏi cột sống, đau dọc các xương dài (nhất là ở chân), đẫn đến giảm vận động, và khó để thực hiện gập người hay xoay người
  • Đau mỏi cơ bắp
  • Gù lưng, giảm chiều cao

Và có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:

  • Gãy các xương: cổ đùi, cổ tay…
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe và  tuổi thọ
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
  • Bị đau nhiều do bị chèn ép dây thần kinh
  • Bên cạnh loãng xương ở người cao tuổi thường hay đi kèm với thoái hóa xương khớp, cao huyết áp.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này

Vấn đề về xương khớp thì thường gặp rất phổ biến ở người cao tuổi, vì khi chúng ta còn trẻ xương luôn được tái tạo và quá tình tái tạo cũng xảy ra rất nhanh nhưng khi về già các cơ quan đều bị suy giảm chức năng, đồng thời xương cốt cũng đã hoạt động trong thời gian dài nên suy giảm là điều không tránh khỏi. Chính vì thế lí do đầu tiên có thể dẫn đến loãng xương là

  • Tuổi: Người trẻ cũng có khả năng mắc bênh này nhưng tỉ lệ thường không cao, khi càng về già cơ thể càng yếu lại càng ít vận động thiếu cánh nắng mặt trời nên thiếu vitamin D để cho cơ thể chuyển hóa canxi. Chính vì thế mà các bác sĩ luôn khuyên những người ở độ tuổi này, tăng cường vận động nhẹ, ăn uống đầy đủ, và không được làm việc nặng.
  • Hoocmon sinh dục nữ giảm: Theo nghiên cứu cho thấy thì khả năng phụ nữ bị loãng xương cao hơn ở nam giới. Vì ở độ tuổi sau mãn kinh, hoocmon sinh dục nữ giảm cách nhanh chóng và làm tăng chuyển canxi từ xương vào máu, vì thế xương bị giảm rất lớn lượng canxi.
  • Bổ sung dinh dưỡng thiếu: đây cũng là một trong những nguyên do hàng đầu gây loãng xương, canxi, phosphate trong xương bị suy giảm mà lượng cung cấp thì không đủ vì thế xương đã thiếu lại càng thiếu hơn. Đồng thời cung cấp không đủ còn dẫn đến thiếu nhiều các khoáng chất và yếu tố vi lượng tốt cho xương.

Chúng ta có thể làm gì để làm giảm và điều trị tình trạng bệnh

  • Hiên nay y học rất hiện đại, nên đã có thuốc điều trị bệnh loãng xương, loại thuốc hay được ưa chuộng nhất là loại chống hủy xương Canxitonin, với công dụng ngăn chặn sự phá hủy xương và giúp cơ thể tái tạo và duy trì khung xương bằng alendronate và vitamin D. Tuy nhiên điểm lưu ý khi sử dụng thuốc trị loãng xương là thời gian sử dụng phải lâu dài trong 3 năm thậm chí là 5 năm và phải được sử dụng thuốc liên tục. Đồng thời tích cực đi khám định kì để bác sĩ có chỉ định cụ thể.

Thuốc Fosamax: đây là loại thuốc đang được sử dụng khá phổ biến trên thị trường. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần có lợi cho quá trình chống lão hóa xương và thúc đẩy sự tái tạo xương

Thành phần;

  • 70mg Alendronate Natri Trihydrate
  • 70mg Colecalciferol
  • Và một số tá dược Mycrocrystalline, Magnesium stearale,…

Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Người có dấu hiệu bị hạ canxi trong máu
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người bị suy gan, suy thận, có vấn đề tim mạch.
  • Riêng phụ nữ: ngoài các thuốc chống hủy hoại xương, cần bổ sung thêm estrogen để bổ sung lại lượng bị hụt sau mãn kinh.
  • Bên cạnh đó cần kết hợp với quá trình tập luyện thể thao thường xuyên, và hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời.
  • Đồng thời bổ sung đầy đủ các chất, đặc biệt các thực phẩm chứa nhiều canxi và tốt cho xương.

Chắc hẳn có rất nhiều người sẽ thắc mắc rằng, bệnh loãng xương có thể phòng tránh được. Mọi người yên tâm nhé, loãng xương hoàn toàn có thể phòng được bằng chế độ ăn và tập luyện hợp lí:

  • Chế độ ăn uống: nên ăn ít các thực phẩm chứa đạm và giảm muối trong khẩu phần ăn vì nếu tiếp thu quá nhiều sẽ làm tăng đào thải canxi ra ngoài nước tiểu.

Bổ sung chất khoáng: bạn nên cung cấp sữa hàng ngày, ăn nhiều rau và trái cây và rau tăng vitamin cho cơ thể và giúp xương khớp chắc khỏe hơn.

Ăn thực phẩm giàu vitamin D và magie: bổ sung nhiều thực phẩm như: cá trích, cá mòi, cá hồi, lá xanh, quả hạnh.

  • Cùng với chế độ ăn chế độ tập luyện cũng vô cùng quan trọng: Đặc biệt ở những người cao tuổi việc tập luyện thể dục nhẽ, dưỡng sinh rất tốt cho quá trình giảm lão hóa, giúp khỏe mạnh hơn, đồng thời ra ngời vào lúc sáng sớm sẽ giúp hấp thu vitamin D tổng hợp canxi cho cơ thể.
Có thể bạn quan tâm
Video liên quan