Và trong giai đoạn cần tăng cường bổ sung sắt này thì nhiều mẹ bầu thắc mắc về hàm lượng sắt cần bổ sung mỗi ngày sao cho hợp lý. Nếu ít quá gây nên thiếu sắt, còn bổ sung nhiều quá thì lại dẫn đến tình trạng thừa sắt. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hàm lượng sắt cần bổ sung mỗi ngày đối với mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ nhé.
Sắt là một nguyên tố có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin - một chất quan trọng trong tế bào hồng cầu được sử dụng để chất vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Cùng với đó trong sắt còn tham gia vào quá trình tạo ra myoglobin là chất dự trữ oxy cho cơ thể, sắc tố hô hấp cho cơ thể. Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần cấu tạo của một số enzyme oxy hoá khử như catalase, peroxydase và các cytochrome… đây đều là những chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại.
Đối với quá trình mang thai ở phụ nữ có thai, nhu cầu về thể tích máu sẽ tăng lên gấp đôi so với người bình thường. Việc tăng máu này sẽ giúp tăng cường sức khỏe của mẹ cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ ta cần phải chú ý hơn hết khi lượng sắt dự trữ của cơ thể mẹ có thể đã dần cạn kiệt do giai đoạn 6 tháng trước đó. Vậy nên việc bổ sung sắt bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ là rất cần thiết và các mẹ bầu phải luôn quan tâm.
Tác hại của việc bổ sung sắt không đúng hàm lượng dẫn đến thiếu sắt hoặc thừa sắt ở bà bầu
Đối với những bà mẹ mang thai lần đầu hoặc là những người chưa có kinh nghiệm, chưa có hiểu biết nên vẫn chưa chú trọng về việc bổ sung sắt sao cho hợp lý.
Boby.vn cũng đã gặp rất nhiều trường hợp như thế. Có mẹ bầu đến khám bác sĩ trong tình trạng da tái xanh, yếu ớt, người thì lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, uể oải bất thường, thường xuyên bị nhức đầu, khó thở, thỉnh thoảng bị ngất. Bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán là mẹ bầu đó bị thiếu sắt. Và một điều hiển nhiên rằng nếu tình trạng thiếu sắt kéo dài có thể dẫn tới hiện tượng đẻ non, bào thai bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức, giảm phát triển trí tuệ ở con sau này. Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai còn khiến mẹ có nguy cơ bị băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.
Cũng có trường hợp mẹ bầu tìm hiểu rõ các thông tin về vấn đề bổ sung sắt nhưng vận dụng không hiệu quả, sử dụng nhiều loại thuốc sắt cho bà bầu cùng kết hợp với chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu sắt dẫn đến tình trạng buồn nôn, táo bón, khó thở… Và đó chính là triệu chứng do mẹ bầu thừa sắt gây ra do mẹ bầu bổ sung sắt quá liều. Khi mẹ bầu thừa sắt sẽ dẫn tới tăng nồng độ sắt tự do và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ làm cản trở quá trình cung cấp máu từ mẹ sang con. Và từ đó sẽ dẫn đến tình trạng bị sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ. Không chỉ dừng lại ở đó, khi thừa sắt thì sắt dư thừa được tích lũy trong gan và lá lách, nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy lách và hàng loạt các biến chứng khác.
Không phải tất cả lượng sắt mà mẹ bầu bổ sung sẽ được hấp thu hoàn toàn mà chỉ một lượng nhỏ khoảng 10-15% sắt được hấp thu vào cơ thể mà thôi. Chính vì vậy, lượng sắt cần cung cấp luôn được tính toán ở mức cao hơn nhu cầu thực tế của cơ thể. Phần sắt còn lại không được hấp thu sẽ thải trừ ra ngoài qua đường tiêu hóa. Đây là căn nguyên gây ra các tác dụng phụ mà mẹ bầu thường gặp như tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân đen, bụng ấm ách, chán ăn… Càng bổ sung liều cao thì lượng sắt dư thừa không được hấp thu càng tăng và các tác dụng không mong muốn càng trầm trọng. Như vậy, các mẹ bầu cần tính toán để bổ sung sắt bà bầu ở liều thấp nhất có thể mà thôi để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt đối với 3 tháng cuối.
Đối với phụ nữ mang thai thì lượng sắt tiêu thụ sẽ gấp đôi so với người bình thường. Ở người bình thượng, lượng sắt cần cung ứng là khoảng 15 mg / ngày. Với các mẹ bầu thì nhu cầu tiêu thụ sắt mỗi ngày khoảng 30-45 mg / ngày. Các mẹ bầu hãy luôn chú ý tuân thủ theo hàm lượng sắt này để cung cấp cho cơ thể để tránh tình trạng thiếu sắt hoặc thừa sắt kéo dài ở mẹ bầu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cả mẹ lẫn thai nhi.
Việc bổ sung lượng sắt cho cơ thể phụ nữ mang thai, các mẹ bầu có thể bổ sung sắt thông qua các thực phẩm hằng ngày bởi sắt có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như các loại thịt có màu đỏ, như tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô… Vậy nên các mẹ bầu nếu gặp khó khăn trong việc bổ sung sắt thì hãy tìm gặp các chuyên gia dinh dưỡng hoặc các bác sĩ để thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý, để giúp cơ thể hấp thụ được lượng sắt cần dùng.
Thế nhưng việc bổ sung sắt qua các thực phẩm là vẫn chưa đủ cung ứng cho nhu cầu sử dụng sắt cho cơ thể mẹ bầu, vì thế các mẹ bầu có thể tìm đến các thuốc sắt cho bà bầu. Và các mẹ bầu cũng yên tâm vì các thuốc sắt dạng nước cho bà bầu sẽ rất dễ hấp thu, giảm thiểu được tình trạng táo bón và nóng trong. Nhưng thuốc sắt dạng nước sẽ hơi khó uống, dễ gây buồn nôn và tăng nguy cơ đái đường thai kỳ. Và ngược lại, thuốc sắt dạng viên cho bà bầu thì dễ uống hơn, ít gây buồn nôn nhưng khả năng hấp thu kém và gây nóng trong nhiều hơn sắt nước. Vậy nên các mẹ bầu hãy cùng tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cho mình một sản phẩm bổ sung sắt đầy đủ cho cơ thể.
Như vậy, để đảm bảo hàm lượng sắt được bổ sung đầy đủ cho các mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kì, các mẹ cần phải thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý cùng kết hợp với bổ sung sắt qua các thuốc sắt cho bà bầu để cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh, đều phát triển một cách toàn diện.