Kẽm có trong thành phần của hơn 80 loại enzym khác nhau, đặc biệt có trong hệ thống enzym vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi trong phân tử AND, xúc tác phản ứng oxy hóa cung cấp năng lượng. Ngoài ra, kẽm còn hoạt hóa nhiều enzym khác nhau như amylase, pencreatinase.
Thiếu kẽm làm giảm mức tiêu thụ năng lượng của cơ thể với các biểu hiện chán ăn và giảm ăn, nôn ói và chậm tiêu hóa do suy giảm hoạt tính của các enzym phụ thuộc kẽm, suy giảm khả năng đồng hóa các chất dinh dưỡng, làm giảm sự tổng hợp protein trong quá trình nhân đôi tế bào.
Bà mẹ thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai sẽ có biểu hiện: chán ăn, giảm ăn, buồn nôn, nôn ói, mất ngủ, gây ra sự thiếu hụt và tiêu hao năng lượng cung cấp cho bào thai phát triển, giảm dự trữ năng lượng trong quá trình sản sinh sữa mẹ ở thời kỳ sau sinh, trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và dễ bị đẻ non, chậm lớn hoặc mẹ thiếu sữa sau khi sinh.
Thực phẩm có chứa nhiều kẽm bao gồm các loại hải sản (hàu sống, cá hồi, chai, hến ...), nội tạng động vật, thịt màu đỏ, các loại quả khô, ngũ cốc, yến mạch cũng chứa hàm lượng kẽm cao,; rau xanh, hoa quả chứa hàm lượng kẽm thấp.
Đặc biệt kẽm còn giúp tăng cường sinh lực ở phái mạnh, giúp cơ thể nam giới sản xuất tinh trùng tốt hơn, tăng khả năng thụ thai cho các cặp vợ chồng muốn sớm có em bé.