Tầm quan trọng của sắt trong sinh vật là ở tính dẫn điện của sắt, có thể thông qua dòng điện xoay chiều thay đổi quá trình tham gia của oxi hóa, hoàn thành mọi hoạt động sinh lý của cơ thể. Sắt còn giúp điều trị các bệnh khác theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc có chứa hàm lượng sắt cao sắt còn chứa nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc động vật, ví dụ như gan tạng, tiết, thịt, thịt nạc chứa sắt heme hàm lượng cao, dễ hấp thu vào ruột non. Các loại đậu, rau xanh, đường đỏ,, cải xanh, nho, mía, khoai tây, trứng gia cầm chứa sắt non-heme, hàm lượng cũng cao.
Các công dụng chính của sắt
- Bổ sung sắt cho cơ thể, ngăn ngừa thiếu sắt đặc biệt với bà bầu.
- Tạo hồng cầu, hàm lượng sắt chiếm 67% tổng năng lượng của cả cơ thể.
- Thành phần chủ yếu tạo thành myoglobin, tế bào sắc tố C và các loại dung môi.
- Vận chuyển Oxy và CO2 trong quá trình hô hấp
- Dự trữ oxy cho cơ thể.
- Hô hấp tế bào.
Cách thức dùng sắt hiệu quả?
Hiện nay trên thị trường có bán các loại sắt rất đa dạng và xuất xứ ở nhiều quốc gia khác nhau. Về cơ bản nên uống sắt với nhiều nước (cốc nước đầy từ 100 đến 300ml). Sau khi uống sắt không nên nằm trong khoảng 30 phút. Uống sắt khi bụng không no giúp hấp thụ sắt tốt nhất, không nên uống khi đói có thể gây khó chịu cho dạ dày. Trong quá trình uống sắt nên bổ sung nhiều nước, hoa quả và chất xơ cho cơ thể để bớt nóng.
Các dạng và hàm lượng sử dụng
- Viên nang nén 200mg, 50mg
- Viên nén, bao tan trong ruột
- Viên nang
- Dung dịch
- Siro
- Cồn thuốc
Liều lượng sử dụng sắt
Người lớn
Người lớn bị thiếu hụt sắt: Dùng 50-650mg sắt, uống chia làm 3 lần mỗi ngày
Phụ nữ mang thai: Mỗi ngày 27 mg
Phụ nữ cho con bú: 10mg/ngày đối với người từ 14 đến 18 tuổi và 9mg/ngày đối với người từ 19 đến 50 tuổi.
Trẻ em
Trẻ bị chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt: Dùng 4-6mg mỗi ngày chia làm 3 lần, liệu trình trong 2-3 tháng.
Ngăn ngừa thiếu sắt:
- Trẻ sinh non tháng: ~ 2 mg/ngày trong năm đầu tiên
- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 4-6 tháng tuổi: ~ 1 mg/ngày
- Trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi: ~11 mg/ngày
- Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: ~11 mg/ngày
- Trẻ từ 1-3 tuổi: ~ 7 mg/ngày
- Trẻ em 4-8 tuổi: ~ 10 mg/ngày
- Trẻ em 9-13 tuổi: ~ 8 mg/ngày
- Con trai từ 14 đến 18 tuổi: ~ 11 mg/ngày
- Con gái từ 14 đến 18 tuổi: ~ 15 mg/ngày
Tác dụng phụ
Uống sắt có thể có một số tác dụng phụ như sau:
- Táo bón
- Co thắt dạ dày, đau hoặc khó chịu
- Phân đậm màu xanh hoặc đen, phân hắc ín
- Có máu hoặc vệt máu trong phân
- Chán ăn
- Sốt
Không nên hấp thụ quá nhiều sắt, cơ thể tích tụ quá nhiều sắt sẽ làm các gốc oxi hóa tăng lên, không có lợi cho sức khỏe.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sắt. Trong quá trình sử dụng nếu gặp các phản ứng nặng như dị ứng, phát ban, ngứa, nổi mề đay, nôn và sưng mặt sưng môi nên dừng uống và đi khám bác sĩ.
Sản phẩm sắt của boby.vn
Viên sắt cho bà bầu
http://boby.vn/vien-sat-cho-ba-bau-blackmores-pregnancy-iron-37