Khiếu nại, báo lỗi: 039.432.5245

Hotline: 039.432.5245

☀️ Tác dụng của sắt đối với bà bầu.

Chủ nhật 08/03/2020 21:16
Mang thai là một hành trình đầy thử thách với một người sắp chuẩn bị làm mẹ. Hầu hết các bà bầu khi bắt đầu bước vào thời kỳ mang thai đều nhận thức được sự cần thiết phải bổ sung sắt, canxi và axit folic để hỗ trợ quá trình hình thành ban đầu của thai nhi.

Theo các nghiên cứu cho thấy, việc các bà bầu xác định được vai trò của sắt với sức khỏe bà bầu đúng đắn, sẽ tránh được rất nhiều nguy cơ không hay xảy ra trong quá trình mang thai. Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, các bà bầu còn có thể bổ sung sắt cho cơ thể bằng cách uống sắt nước ngay từ lúc mới bắt đầu mang thai, trong suốt thai kỳ và sau khi sinh một tháng.

Trước tiên hãy tìm hiểu về chức năng của sắt đối với cơ thể.

Tầm quan trọng của sắt đối với cơ thể:

Sắt là một nguyên tố vi lượng, có vai trò quan trọng tham gia vào hình thành hệ thống miễn dịch của cơ thể, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Mặc dù sắt chiếm một lượng rất nhỏ nhưng sắt rất cần thiết cho cơ thể. Sắt tham gia vào nhiều chức năng sống:

- Chức năng hô hấp: Hemoglobin(Hb) là một protein phức có chứa Fe++, làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2, từ tổ chức về phổi, Hb ở trong hồng cầu và chiếm 33% trọng lượng hồng cầu. Đây là vai trò quan trọng nhất của sắt, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

- Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ.

- Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme.

- Sắt tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể: là thành phần của enzyme hệ miễn dịch.

Như vậy, vai trò của sắt là vô cùng quan trọng, nó cần thiết cho mọi cơ thể sống, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Hàm lượng sắt cần thiết mỗi ngày:

Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần 15mg sắt mỗi ngày. Đây là một lượng vi chất không nhỏ và nhiều người thường không đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể như khuyến nghị.

Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi, khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, mẹ bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

Theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

Sắt bà bầu tại Hà Nội mua ở đâu

Cuối cùng, bạn nên lựa chọn sản phẩm gì bổ sung thêm sắt?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cung cấp sắt, để bà mẹ an tâm uống sắt không gây tác dụng phụ, nên tìm những sản phẩm chứa sắt với nguồn gốc xuất xứ đảm bảo và thương hiệu uy tín.       

Sắt bà bầu nước dạng ống Fohema là sản phẩm bổ sung sắt và acid folic, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón, nguyên liệu được nhập khẩu từ Châu Âu, mang lại sự tin cậy cho người tiêu dùng.

Những ưu điểm của Sắt nước Fohema hơn so với các sản phẩm khác:

 Dễ uống: Sắt trong Fohema là sắt (III) hydroxide polymaltose, là phức hợp hữu cơ có vị dễ uống, ít gây táo bón, dù là dạng nước nhưng vị tanh của sắt đã được hạn chế tối đa, thay vào đó là vị ngọt thơm dễ uống, 90% khách hàng sử dụng không cảm nhận được vị tanh.

 Giảm kích ứng dạ dày, không lo buồn nôn táo bón: Thành phần Sắt III Hydroxyd Polymaltose (IPC) với cấu trúc phân tử khác biệt sẽ ít gây kích ứng dạ dày hơn, điều này đặc biệt có ý nghĩa với người có bệnh lý dạ dày như viêm loét hay trào ngược dạ dày thực quản. Sắt III Hydroxyd Polymaltose (IPC) được nghiên cứu chứng minh hạn chế rõ rệt các tác dụng phụ khi bổ sung sắt như nôn, buồn nôn, táo bón, nóng trong, xỉn màu răng so với sắt II sulfat thông thường. Uống sắt lúc đói như vậy nên mức độ kích ứng lên dạ dày lại càng cao. Sắt III Hydroxyd Polymaltose thì không như vậy, khả năng hấp thu thậm chí còn cao hơn khi uống trong bữa ăn, nên bạn muốn uống khi nào cũng được, rất thuận tiện.

 Hấp thu nhanh chóng

 Uy tín, chất lượng hàng đầu: Sản xuất trên dây chuyền BTS nhập khẩu châu Âu, hiện đại nhất Việt Nam. Ống nhựa tiện dùng, an toàn, không nguy hiểm như ống thủy tinh.

Khi uống sắt cần uống vào thời điểm nào trong ngày để có thể hấp thu được lượng tối đa vào cơ thể?

Theo bác sĩ chuyên khoa, bạn nên uống sắt lúc sáng sớm sẽ có tác dụng tốt, vì lúc này cơ thể vừa trải qua một giấc ngủ dài và cũng chính vào khoảng thời gian này là lúc hàm lượng sắt và canxi trong cơ thể đang ở mức thấp nhất. Vì vậy, mỗi ngày uống sắt vào buổi sáng là điều được các chuyên gia khuyến khích.

❇️  Lưu ý cho các bà mẹ:

Để sắt hấp thu được tốt nhất nên uống lúc đói hoặc uống với nước trái cây, những thực phẩm chứa nhiều Vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn. Không uống sắt cùng với trà, cà phê vì sẽ làm giảm hấp thu sắt. Khi uống sắt cần bổ sung thêm chất xơ từ hoa quả, rau xanh, ngũ cốc để phòng hiện tượng táo bón.

Thành phần:

- Sắt (III) hydroxide polymaltose ... 75mg

- Acid folic ..................................... 9000mcg

- Inulin .......................................... 1000mg

- Vitamin B12 ............................... 2mcg

- Tá dược vừa đủ 1 ống .............. 10ml

Chống chỉ định của sản phẩm:

- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

- Trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

- Bệnh nhân bị nhiễm sắc tố sắt mô, nhiễm hemosiderin.

- Bệnh nhân bị thiếu máu do nhiễm độc chì, do không hòa tan sắt, do rối loạn chuyển hóa porphyrin biểu hiện trên da.

- Thiếu máu không do thiếu sắt.

- Thiếu máu do suy tủy.

- Thiếu máu tan huyết mạn tính.

- Bệnh nhân bị thừa sắt.

- Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt sau nhiễm trùng hoặc khối u.

- Viêm tụy mạn tính.

- Bệnh nhân xơ gan.

Sắt nước dạng ống Fohema sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho các bà mẹ.

☀️ Chúc các mẹ sẽ đưa ra lựa chọn thông thái để bảo vệ sức khỏe của chính mình và bé yêu! ☀️