Vậy canxi có vai trò gì với cơ thể ???
Canxi được biết đến là một nguyên tố vi lượng chỉ chiếm khoảng 1,5-2% trong đó 99% tồn tại trong xương, răng và móng và chỉ có khoảng 1% trong máu. Canxi kết hợp với phốt pho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng làm xương và răng chắc khỏe. Canxi tồn tại trong cơ thể dưới 2 dạng:
☘ Canxi trong xương: Cấu tạo thành phần hóa học của xương bao gồm: 25% nước, 20% protein, 5% lipid và gần 50% là chất khoáng và trong đó hầu hết là muối canxi.
☘ Canxi ngoài xương: Lượng Canxi trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở người bình thường không quá 10g, nhưng nó lại cần thiết cho các hoạt động thần kinh và quá trình đông máu.
Hầu hết mọi người đều biết canxi là nhân tố quan trọng trong việc cấu tạo và phát triển của xương, nhưng nó còn cần thiết cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hóa của tế bào, đông máu, kích hoạt enzyme…..
Xem thêm:
Vai trò của canxi đối với trẻ em:
Canxi sẽ giúp trẻ cao lớn, tăng cường khả năng miễn dịch
+ Hệ miễn dịch: Canxi không những là bác sĩ tuyệt vời của con người mà còn là vệ sĩ bảo vệ con người khỏi tác động của vi khuẩn và các tác nhân làm hại con người. Canxi lại là chất đóng vai trò chỉ huy của hệ miễn dịch. Canxi tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách dẫn truyền tin thứ 2 để hệ miễn dịch nhận biết tiêu diệt vi khuẩn đồng thời canxi còn chiến đấu tiêu diệt các tác nhân gây bệnh bảo vệ cơ thể. Canxi giữ vai trò trò kích hoạt năng lực di chuyển và bao vây, tiêu diệt vi khuẩn. Giúp trẻ em tránh ngay được các bệnh nhiễm khuẩn ngay từ nhỏ.
+ Hệ thần kinh: Canxi là nguyên tố giúp dẫn truyền xung thần kinh, thúc đẩy sự hưng phấn của cơ tim.
+ Canxi còn tham gia vào quá trình đông máu, giảm thiểu máu ra khỏi mao mạch
Với những trẻ thiếu canxi sẽ chậm lớn, xương nhỏ và yếu dễ dẫn đến còi xương, chất lượng răng kém, dễ sâu và mọc không đều.
Đồng thời trẻ thiếu canxi thường hay quấy khóc về đêm, hay giật mình và dễ nổi cáu. Trẻ mới sinh nếu thiếu canxi có hiện tượng vành khăn ở đầu, đây là biểu hiện rất hay gặp ở trẻ từ lúc mới sinh đến 6 tháng tuổi.
Vai trò của canxi đối với người lớn:
+ Canxi góp phần quan trọng gây lên bệnh loãng xương, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng thiếu canxi có thể làm khối xương thấp và dễ làm gãy xương gây tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động.
+ Canxi cần thiết cho hoạt động của cơ tim, nếu cơ thể thiếu canxi kéo dài, cơ tim sẽ co bóp yếu, khi làm việc dễ gây mỏi và vã mồ hôi.
+ Ở người già thiếu canxi dễ dẫn đến suy nhược thần kinh, trí nhớ giảm, tinh thần không ổn định, đau đầu.
+ Ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa, nếu thiếu canxi sẽ tạo cảm giác chán ăn, táo bón.
Trên cơ thể người bình thường Canxi đã có vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu, trên cơ thể thai phụ canxi còn có vai trò hơn gấp bội lần. các mẹ bầu biết không, cơ thể mẹ bầu không đầy đủ canxi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của mẹ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trọn vẹn của bé.
Ở phụ nữ mang thai, canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Trong suốt thai kì nhu cầu canxi tăng lên:
Đối với 3 tháng đầu, nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ ngày
Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu là 1000 mg/ ngày
Gần hết giai đoạn mang thai và nhất là khi cho con bú, lượng canxi cần thiết có thể tăng lên đến 1.500 mg/ngày
Canxi cho bà bầu còn có tầm quan trọng hơn hẳn
Một điều đáng chú ý là, trong thời kì có thai, mặc dù cơ thể người mẹ đã phân giải phần nào hợp chất canxi có trong xương và phóng thích vào máu qua nhau thai để đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng thai nhi nhưng sự đáp ứng này vẫn chưa đủ.
Trên thực tế, phụ nữ mang thai càng cần nhiều canxi và nhu cầu bổ sung canxi càng tăng cao khi càng về cuối kỳ mang thai, nếu lượng canxi không đủ cho sự phát triển của bé, thai nhi có thể bị những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này như: hiện tượng chậm phát triển, bệnh còi xương bẩm sinh, chứng khò khè, dị dạng xương….
Trong thời kì cho con bú, nếu không được bổ sung canxi, sữa mẹ sẽ kém chất lượng. Trẻ sơ sinh thiếu canxi sẽ có các biểu hiện như dễ giật mình, co giật, hay quấy khóc và ngủ không yên. Nếu không được khắc phục sớm, tình trạng này sẽ càng biểu hiện rõ hơn. Hơn nữa, chính bản thân thai phụ cũng sẽ bị ảnh hưởng khi thiếu canxi, mẹ thường bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ.
Đến khi cho con bú, cơ thể mẹ suy yếu, hay đổ mồ hôi trộm, dễ bị đau lưng, mỏi vai, đau khớp, thai kì càng lớn, sức nặng của thai nhi khiến bà bầu hay bị đau lưng nhiều lúc phải gồng lên để đỡ lấy bụng bầu, đau lưng là hiện tượng mà mẹ bầu gặp trong thai kì, mẹ còn cảm thấy đau nhấc ở đùi, bắp chân, bàn chân và hay gặp tình trạng tê chân, chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm thì hay bị thiếu canxi cho cả mẹ và bé, những triệu chứng như răng vàng, dễ lung lay, móng tay và tóc dễ gãy xương giòn.
Mà nếu mẹ bầu không cung cấp canxi đủ cho thai nhi thì em bé sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ và điều này làm người mẹ ngày càng bị suy yếu cả về tinh thần và thể chất. Sự thiếu hụt canxi diễn ra trường kì sau nhiều lần sinh nở là tiền đề gây ra hiện tượng loãng xương khi các mẹ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh.
Các bà bầu nhớ nhé, canxi luôn cần được đáp ứng đủ cho cả mẹ và con trong thời kì mang thai vì để đảm bảo cho sức khỏe của chính các mẹ bầu và sự phát triển an toàn của trẻ, các mẹ bầu đừng chậm trễ, chần chừ bổ sung ngay lượng canxi bà bầu cho bản thân. Vì mẹ khỏe con khôn, vì hạnh phúc của các mẹ bầu và tương lai của con.
Bà bầu thường hay mua:
Chela-Calcium D3 canxi nhập khẩu Ba Lan tốt cho bà bầu và sau sinh