Có rất nhiều tiêu chuẩn để theo dõi sự phát triển của bé như: chiều cao, cân nặng hay các chỉ số thông minh... Ngoài ra, vẫn còn có một một tiêu chí khác thể hiện sự phát triển thể chất của bé chính là tình trạng mọc răng ở bé. Và tình trạng trẻ mọc răng chậm càng ngày càng nhiều nhưng rất nhiều bố mẹ không biết lí do tại sao bé lại mọc chậm răng dù dinh dưỡng vẫn đảm bảo. Để giải đáp lí do vì sao trẻ lại mọc chậm răng và những phương pháp để hạn chế tình trạng này ở trẻ, các bố mẹ hãy cùng với Boby.vn đi tìm hiểu vấn đề này nhé.
Quá trình mọc răng ở trẻ theo từng độ tuổi
Trước tiên, bố mẹ cần phải tìm hiểu kỹ càng về quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ. Trẻ sẽ bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên vào khoảng tháng tuổi thứ 6 và cơ bản mọc đầy đủ vào khoảng 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Tuy nhiên, với đặc tính cơ thể, chế độ dinh dưỡng khác nhau ở mỗi trẻ nên các trẻ mọc răng sẽ không tuân theo thời gian trên. Cũng có một số trẻ lúc 3 - 4 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa; cũng có trẻ mọc răng lúc 6 - 7 tháng tuổi và một số trẻ có thể muộn hơn. Nhưng, khi trẻ bước sang tháng 11, tháng 12 tuổi mà vẫn chưa mọc răng thì đó là biểu hiện của việc bé đang bị mọc răng chậm.
Hàm răng của trẻ sẽ bao gồm các loại răng như là 4 răng cửa hàm trên và hàm dưới thường sẽ mọc từ 5-8 tháng; 4 răng cửa bên mọc từ 7-10 tháng; 4 răng hàm đầu tiên thường mọc từ 12-16 tháng; 4 răng nanh sẽ mọc từ 14 đến 20 tháng và 4 răng hàm thứ 2 mọc từ 20 đến 32 tháng.
Khi trẻ bị mọc răng chậm thì mẹ cần phải xem xét tất cả các yếu tố xung quanh. Nếu trẻ vẫn đảm bảo sự phát triển tốt về thể chất và tinh thần mà trẻ vẫn bị mọc răng chậm thì việc mọc răng chậm này là do yếu tố về sinh lý cơ thể.
Hoặc trẻ chậm mọc răng có kèm theo hiện tượng còi cọc, thiếu chiều cao cân nặng, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm ban đêm, kém linh hoạt… thì khả năng trẻ chậm mọc răng có thể là do chế độ dinh dưỡng bổ sung cho trẻ chưa hợp lý, và bố mẹ cần phải đưa bé đi thăm khám sớm nhất để có được cách xử lý tốt nhất.
Và khi đề cập đến nguyên nhân khiến bé mọc chậm răng thì lí do đầu tiên mà ta phải kể đến đó chính là bé chậm mọc răng do thiếu can-xi. Can-xi là một dưỡng chất rất quen thuộc với mọi người và nó cũng có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ bởi nó là thành phần chủ yếu xây dựng nên hệ xương và răng của cơ thể. Việc thiếu hụt can-xi là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ. Và khi trẻ bị thiếu canxi sẽ khiến cho các mầm răng kém phát triển nên không thể nhú dài ra được. Đối với trẻ khoảng 6 tháng tuổi thì ở độ tuổi này, các bé còn đang bú sữa mẹ hoàn toàn nên khi mẹ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cùng thiết lập một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng hợp lý thì các bé sẽ không bị mọc răng chậm ở giai đoạn này. Thế nhưng, nếu các mẹ khônng bổ sung đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn đơn giản không khoa học hoặc các mẹ ăn kiêng.... thì sẽ không đủ dưỡng chất cho bé, khiến bé dễ thiếu canxi và sẽ dẫn đến tình trạng mọc chậm răng ở trẻ. Canxi có rất nhiều trong nguồn thực phẩm nên để bổ sung canxi cho cả bé và mẹ là điều rất đơn giản. Khi trẻ lớn hơn, đến lúc ăn dặm, uống sữa ngoài thì tình trạng thiếu canxi ở trẻ sẽ phổ biến hơn.
Nguyên nhân tiếp đến khiến bé mọc chậm răng là do trẻ thiếu vitamin D. Vitamin D giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi hơn. Vì vậy, thiếu hụt vitamin D cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng của trẻ.
Thông thường, 80% nguồn vitamin D cơ thể nhận được từ ánh nắng mặt trời. Phần nhỏ còn lại từ các nguồn thực phẩm. Bởi vậy, nguồn cung cấp vitamin D tốt và đơn giản nhất cho trẻ đó là cho bé tắm dưới ánh nắng mặt trời vào sáng sớm.
Như vậy, dù là nguyên nhân nào khiến bé mọc chậm răng thì các mẹ cũng cần phải thiết lập kế hoạch để làm cải thiện tình trạng này ở trẻ. Và sau đây là tổng kết một vài ví dụ mà mẹ cần thực hiện khi trẻ mắc phải tình trạng chậm mọc răng. Trước hết các mẹ cần tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho bé. Bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng nhất là các thực phẩm được làm từ sữa, chất béo, thức ăn động vật.... Thường xuyên cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm để giúp trẻ tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Bổ sung thêm các chất như canxi và vitamin D dưới dạng thuốc cho trẻ nhưng các mẹ lưu ý cần phải được sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cho bé ăn dặm thường xuyên và bổ sung thực đơn ăn dặm cho bé nhiều chất đạm, đường, tinh bột và chất béo…Cho bé ăn thêm nhiều loại trái cây tươi bổ dưỡng. Có thể xay nước ép cho bé uống hoặc cũng có thể xay cả nước lẫn bã cho bé ăn.
Ngoài ra, để phòng tránh và cải thiện tình trạng mọc chậm răng ở trẻ, các mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn các sản phẩm bổ sung canxu và vitamin D, để tăng cường canxi và sự hấp thụ của canxi giúp răng bé mọc nhanh, khỏe mạnh.
Trên đó là những chia sẻ của boby.vn, các phụ huynh có thể tham khảo để hiểu rõ và biết lựa chọn phương pháp để phòng ngừa hoặc cải thiện tình trạng mọc răng chậm ở trẻ, để trẻ phát triển tốt, khỏe mạnh và có nụ cười xinh xắn nhé.