Tăng cường sức đề kháng cho trẻ là điều rất cần thiết và quan trọng mà luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ các bố nhằm giúp cơ thể bé chống chọi với những dịch bệnh dễ bùng phát vào thời điểm giao mùa. Và đối với những bé ở trong những tháng đầu đời thì việc tăng cường sức đề kháng lại quan trọng hơn bao giờ hết . Vậy nên, cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh để cơ thể con có thể chiến đấu tốt hơn với các vi rút gây bệnh, đặc biệt là cúm và những căn bệnh về đường hô hấp dễ lây lan.
Sức đề kháng là khả năng chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,... vào cơ thể. Với một hệ thống đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt chúng nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong.
Hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ là hệ thống bảo vệ cơ thể tránh khỏi những “kẻ xâm lược” bên ngoài gồm vi trùng (như vi khuẩn, vi rút và nấm) và độc tố (hóa chất được tạo ra bởi vi khuẩn). Hệ thống miễn dịch có thể được kích hoạt bởi những thứ mà cơ thể không nhận ra, chúng được gọi là kháng nguyên. Ví dụ về các kháng nguyên bao gồm các protein trên bề mặt của vi khuẩn, nấm và vi rút.
Đối với cơ thể non nớt của trẻ nhỏ, hệ miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém. Những trẻ ở cùng một lứa tuổi, cùng một điều kiện chăm sóc và môi trường sống, khi phải đối mặt với những tác động từ bên ngoài như dịch bệnh, thay đổi thời tiết,... sẽ có những phản ứng khác nhau, có trẻ bị mắc bệnh có trẻ lại không. Đó là do sự khác biệt trong hệ thống miễn dịch của trẻ. Trẻ hay bị ốm vặt, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp là biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa tốt. Điều đó đồng nghĩa với việc trẻ có sức đề kháng tốt sẽ ít bị tác động, có điều kiện để phát triển tốt hơn.
Có vô vàn mối nguy hại sức khỏe đến từ môi trường sống. Những loại virus, vi trùng mà cơ thể chưa bao giờ gặp phải trước đây cũng có khả năng làm cho bé bị bệnh Hệ miễn dịch cũng là lực lượng “an ninh” trong cơ thể, nó theo dõi tất cả các bất thường được tìm thấy và phản ứng kịp thời với những bất thường này.
Có nhiều cách mẹ có thể áp dụng để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Và một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất là tăng cường thông qua chế độ dinh dưỡng. Nhiều thực phẩm chứa các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch để trẻ chống lại cảm cúm, hoặc giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bên cạnh đó, các thực phẩm này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích khác giúp trẻ phát triển thể chất và trí não. Ví dụ như Cà rốt, đậu xanh, cam, dâu tây… là những thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ như vitamin C và caroten. Các chất dinh dưỡng sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu và interferon, loại kháng thể có thể bao phủ bề mặt của tế bào, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Hay các mẹ có thể tăng cường sức đề kháng cho bé bằng các thực phẩm như sữa chua, các loại ngũ cốc và hạt, khoai lang, thịt nạc, trứng...
Ngoài ra, sữa mẹ cũng là một “thần dược” giúp cho bé tăng cường sức đề kháng bởi sữa mẹ có chứa các tế bào bạch cầu và nhiều kháng thể mà sữa công thức không thể thay thế đươc, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ trong những năm đầu đời. Chính vì vậy, việc cho bé bú mẹ sẽ giúp ngăn ngừa một số bệnh thông thường như nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Không những vậy, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng sữa mẹ còn có thể tăng cường trí thông minh và bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị đái tháo đường týp 1.
Đặc biệt, mẹ nên cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh vì khi này sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể và dưỡng chất cần thiết. Còn nếu điều kiện không cho phép thì cũng nên cố gắng cho con bú trong ít nhất 2 – 3 tháng đầu sau sinh để tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Trẻ nhỏ thường rất dễ bị thiếu ngủ do nhiều nguyên nhân như mải chơi hoặc cha mẹ chiều, không quan tâm đến giờ giấc ngủ, nghỉ của bé. Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn bởi hệ miễn dịch dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Điều này càng đúng với trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh cần ngủ đến 18 tiếng mỗiNgủ không đủ giác còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Nếu trẻ không có thói quen ngủ trưa, buổi tối hãy cố gắng cho trẻ đi ngủ sớm hơn. Khi ngủ đủ giấc sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu mà còn có tác dụng tích cực đến cân nặng, sự thông minh… ngược lại khi bé ngủ không đủ giấc sẽ làm cơ thể mệt mỏi, uể oải, dễ bị bệnh hơn.
Ngoài ra, bổ sung đủ nước là một trong những cách tăng sức đề kháng cho trẻ. Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể, đồng thời đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất ở trẻ, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào. Bố mẹ có biết khi uống một lượng nước đủ có tác dụng tăng cường trao đổi chất và giúp tim bơm máu hiệu quả hơn và vận chuyển oxy trong máu, chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho các tế bào Vì vậy, ba mẹ cần tập cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày. đối với trẻ sơ sinh, các bé cần cung cấp đủ 700ml nước mỗi ngày, và nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các bé là sữa mẹ hoặc chính là sữa bột ngoài. Như vậy, dù là từ nguồn nào thì các mẹ cũng cần phải chú ý để cho bé sơ sinh luôn đảm bảo đủ được hàm lượng nước cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng.
Không những thế, các mẹ cần đảm bảo cho trẻ được tham gia đầy đủ các đợt tiêm phòng bắt buộc trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Ví dụ như vắc xin 6 trong 1 giúp bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib và viêm gan B; vắc xin phòng phế cầu khuẩn (PCV): có tác dụng phòng ngừa các loại nhiễm trùng phế cầu khuẩn; vắc xin phòng viêm não mô cầu: chúng có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm não - màng não do vi khuẩn não mô cầu gây nên;vắc xin MMR: vắc xin bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, quai bị và rubella; vắc xin 4 trong 1: phòng ngừa các căn bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt; vắc xin 3 trong 1: có tác dụng phòng ngừa bệnh: uốn ván, bạch hầu và bại liệt.... Việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng bởi đối tượng này rất nhạy cảm, luôn có các tác nhân gây hại đe dọa. Vậy nên, các bố mẹ cần phải luôn chú ý đến lịch tiêm phòng để đảm bảo bé được tiêm phòng đầy đủ.
Như vậy, để trẻ luôn luôn mạnh khỏe, tăng cường sức khỏe tốt thì các bố các mẹ luôn phải chú ý đến các biện pháp để thúc đẩy hệ miễn dịch ở trẻ tăng cường sức đề kháng cho trẻ, để trẻ được phát triển một cách toàn diện về mọi mặt.