Những lợi ích cho trẻ khi tiêm phòng đầy đủ? Phải tiêm bao nhiêu mũi? Hãy cùng chúng tôi khám phá cũng như tìm hiểu về vấn đề này để đảm bảo một thai kì mạnh khỏe nhé!!!
Vì sao các bà mẹ nên tiêm phòng trước khi mang thai?
- Các bà mẹ mang bầu và thai nhi là đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm
Khi mang bầu, hệ miễn dịch của cơ thể mẹ sẽ hoạt động kém hơn bình thường nên nguy cơ nhiễm bệnh của người mẹ cũng cao hơn. Một số bệnh có thể chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số còn lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và thai nhi. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ bầu khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, một số loại vắc-xin còn có khả năng giúp bé con tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai và trong khi mang thai là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu các nguy cơ rủi ro mắc các bệnh truyền nhiễm cho mẹ và bé trong hành trình 9 tháng thai kỳ.
- Giảm nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con nếu mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm
Trường hợp người mẹ không may bị mắc một số bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai thì khả năng ảnh hưởng xấu đến bào thai rất cao. Người mẹ có thể lây nhiê,x sang con và có thể dẫn tới thai nhi chậm hoặc ngừng phát triển. Ví dụ điển hình như:
- Bệnh sởi: nếu khi mẹ mang thai bị bệnh sởi thì thai nhi có thể bị dị dạng, hoặc sinh non, thai chết lưu, sảy thai.
- Bệnh quai bị: Nếu trong 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối thai kì nếu người mẹ mắc bệnh quai bị, em bé sẽ có nguy cơ rất cao bị dị tật bẩm sinh, xấu hơn là thai chết lưu hay sinh non.
- Bệnh cúm: có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt là nếu mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai.
- Bệnh rubella: nếu trong 3 tháng đầu mang thai, nếu mẹ nhiễm virus rubella thì thai nhi có 90% nguy cơ bị dị tật não, tim, mắt...
- Bệnh viêm gan B: có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh nở. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan thì nguy cơ mắc cách bệnh như xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành rất cao.
- Thai nhi sẽ được thừa hưởng miễn dịch tốt từ mẹ tiêm phòng
Việc người mẹ bầu tiêm phòng vaccin đầy đủ sẽ giúp trẻ chào đời có được miễn dịch thụ động từ mẹ. Một số loại vắc-xin có khả năng giúp thai nhi tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ bảo vệ trẻ trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời trước những căn bệnh nguy hiểm hiện nay.
- Vắc xin được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trước và trong khi mang thai rất an toàn cho cả mẹ và bé
Theo Bộ Y tế, nếu thực hiện đúng các quy định về an toàn tiêm chủng, các vaccin tiêm trước khi mang thai rất an toàn, không ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.
Chính vì vậy, chị em không nên lo lắng mà bỏ qua việc tiêm phòng. Đây là phương pháp chủ động bảo vệ mẹ và trẻ trước những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Các loại vaccin phụ nữ nên tiêm trước khi mang bầu và số liều cần tiêm, các bệnh giảm thiểu nguy cơ khi tiêm đủ?
Dưới đây là các vaccin bộ y tế khuyến cao nên tiêm trước khi mang bầu ở phụ nữ cùng với liều cần và đủ, bên cạnh đó là các bệnh sẽ tránh hoặc giảm thiểu nguy cơ khi bà mẹ tiêm phòng đủ
Các bà mẹ cùng tham khảo bảng dưới đây nhé!!!!
Vaccin |
Liều cần tiêm |
Thời điểm tiêm |
Các bệnh sẽ không mắc phải hoặc giảm thiểu khi mang thai nếu tiêm phòng |
Cúm |
1 |
Trước mang thai 2 tháng |
Tránh và hạn chế được các dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch |
Vaccin 3 trong 1: Sởi - Quai bị - Rubella
|
1 |
Trước mang thai 3 tháng. Lưu ý nếu phát hiện có thai thì ko được tiêm loại vaccin này |
Tiêm rubella để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh : dị tật tim, đục thủy tinh , điếc bẩm sinh. Tiêm vaccin quai bị cho mẹ có thể giảm nguy cơ thai chết lưu, sinh non,sảy thai,... |
Vaccin thủy đậu |
2 |
Trước mang thai 6 tháng( không được tiêm vaccin thủy đậu khi biết mình đã mang thai) |
Giảm thiểu các bệnh bẩm sinh ở trẻ với nhiều dị tật ở da, hệ thần kinh, cơ xương, mắt. |
Vaccin viêm gan B |
3 |
Trước mang thai 6 tháng |
Giảm nguy cơ mắc xơ gan, ung thư gan khi trẻ trưởng thành |
Vaccin HPV (Vaccin ngừa ung thư tử cung) |
3 |
Trước mang thai 6 tháng |
Để đảm bảo sự phát triển tốt của thai nhi tránh các dị tất bẩm sinh, con chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển |
Những lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai
- Trong thời gian tiêm phòng, cần có kế hoạch biện pháp tránh thai hợp lý(đặc biệt là với vaccin 3 trong 1 sởi- quai bị- rubella, vaccin thủy đậu). Nếu trường hợp ngay khi tiêm phòng đã thụ thai cần hỏi xin ý kiến của bác sĩ.
- Các bà mẹ không nên tiêm phòng khi có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi và các dấu hiệu bất thường khác.
- Khi có các bệnh mãn tính như tim, thận khi tiêm phòng các mẹ cần nhờ sự tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên sâu.
Cần theo dõi tình hình sức khỏe trước và sau khi tiêm phòng 12 – 24 giờ.