Cơ thể chúng ta để có thể phát triển một cách toàn diện thì điều quan trọng nhất phải bổ sung đủ nguồn dinh dưỡng và chắc chắn không thể không kể tới tầm quan trọng của vitamin. Mỗi vitamin sẽ có một công dụng và góp phần tạo lên sức khỏe cho chúng ta. Bài viết này tôi sẽ đề cập tới vitamin K. các bạn đã bao giờ tìm hiểu về vitamin K chưa? Vitamin K là gì? Nó có công dụng và cần thiết với sự sống của chúng ta như thế nào? Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vitamin k nhé!!!
Vitamin K là gì?
- Vitamin K là một vitamin thuộc nhóm vitamin tan trong chất béo. Vitamin K là một thành phần không thể thiếu của hệ enzym gan tổng hợp ra các yếu tố đông máu như prothrombin (yếu tố II), các yếu tố VII, IX, X, cần thiết cho sự hỗ trợ đông máu. Vì vậy mà, máu sẽ không thể đông được nếu mà không có vitamin K. Bạn hãy thử tưởng tượng khi bạn không có vitamin K, một vết đứt tay nhỏ thôi cũng có thể khiến bạn nguy hiểm).
- Ngoài ra, vitamin K còn hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu. Là thành phần góp phần duy trì chức năng não, chuyển hóa lành mạnh, bảo vệ chống lại tế bào ung thư.
Vitamin K được chia làm 2 nhóm lớn
- Vitamin K tự nhiên: có 2 loại vitamin K dạng tự nhiên là Vitamin K1 tìm thấy trong thức ăn tự nhiên và vitamin K2 được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột. Đây là nhóm vitamin không gây độc.
- Vitamin K tổng hợp: Có 3 dạng vitamin K tổng hợp được biết đó là: các vitamin K3, K4, và K5. Dạng tổng hợp K3 có gây độc
Nhu cầu cơ thể cần vitamin k để làm gì?
Cơ thể chúng ta có thể tự hấp thu vitamin K dễ dàng từ thực phẩm cung cấp thông qua các nguồn thực phẩm hàng ngày. Nhưng cần lưu ý rằng vitamin này tan tốt trong dầu nên nó chỉ hấp thu vào cơ thể tốt nhất khi tiêu thụ cùng với chất béo. Khi bổ sung vitamin K quá nhiều qua thực phẩm chức năng cần có sự tư vấn hướng dẫn của bác sĩ bởi lẽ việc sử dụng quá nhiều vitamin K cũng gây hại đến cơ thể.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia về dinh dưỡng, nhu cầu vitamin K của cơ thể
- Trẻ sơ sinh:
- 0 – 6 tháng: 2,0 mcg / ngày
- 7 – 12 tháng: 2,5 mcg / ngày
- Trẻ em:
- 1 – 3 năm: 30 mcg / ngày
- 4 – 8 tuổi: 55 mcg / ngày
- 9 – 13 tuổi: 60 mcg / ngày
- Thanh thiếu niên và người lớn:
- tuổi từ 14 – 18: 75 mcg / ngày
- từ 19 tuổi trở lên: 90 mcg / ngày
Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin K
- Có nhiều trong các loại rau củ quả như:
- Cải xoăn
Cải xoăn là một loại thực phẩm rất giàu vitmin K, có lợi cho sức khỏe như làm giảm cholesterol và ngăn ngừa các bệnh ung thư.
- Bắp cải
bắp cải có thể là một lựa chọn thích hợp dành cho thực đơn của bạn. Hàm lượng vitamin K trong bắp cải chỉ bằng một nửa cải xoăn, tuy vậy nhưng một nửa bát bắp cải có thể cung cấp cho bạn đủ lượng vitamin K trong ngày.
- Dưa chuột
Dưa chuột rất nhiều vitamin trong đó có cả nhóm K, đây là loại thực phẩm dễ dàng trong chế biến, tiện lợi.
- Rau xà lách
Hàm lượng vitamin K có trong rau xà lách rất dồi dào. Có thể bổ sung ăn kèm mỗi ngày để bổ sung vitamin K cho cơ thể.
- Cà rốt
Giống dưa chuột, cà rốt là một nguồn thực phẩm nhiều vitamin K và có thể ăn sống hay nộm, chế biến các món rất dễ dàng
- Vitamin K có trong trứng: đặc biệt hàm lượng khá lớn trong lòng đỏ trứng, trong 100g lòng đỏ trứng gà có chứa 0.7 mcg vitamin
- Các loại quả:
Trái cây sấy khô như: đào, quả sung mận và nho đều là những nguồn thực phẩm giàu vitamin K.
Nho ngọt: Nho ngọt là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin K. Cứ trong 100g nho ngọt có chứa khoảng 14.6 mcg vitamin K.
- Dầu oliu: Dầu ô liu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và có hàm lượng vitamin K dồi dào. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 60.2 mcg vitamin K trong 100g dầu ô liu (100g dầu ô liu tương đương 100ml)
Vai trò của Vitamin K
Vitamin K thường được dùng trong một số trường hợp sau đây:
- Đối với hệ tim mạch: vitamin K được coi là một chất dinh dưỡng quan trọng để giảm viêm và bảo vệ các tế bào mạch máu (gồm cả tĩnh mạch và động mạch). Cung cấp bổ sung lượng vitamin K thích hợp là điều quan trọng để duy trì huyết áp khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị ngừng tim.
- Đối với hệ xương khớp: Vitamin K giúp tăng lượng protein cần thiết để duy trì canxi cho xương, giảm nguy cơ gây loãng xương. Một số nghiên cứu gần đây về vitamin K còn cho rằng lượng vitamin K cao có thể ngăn chặn sự mất xương ở những người bị loãng xương.Cơ thể chúng ta rất cần vitamin K để sử dụng canxi trong quá trình tạo xương. Vì vậy vitamin K là một phần rất cần thiết cho sự chuyển hóa, hình thành và phát triển xương. Theo nghiên cứu gần đây, người có lượng vitamin K2 cao nhất có khả năng bị gãy xương hông ít hơn 65% so với những người có lượng vitamin K2 thấp nhất.
- Đối với quá trình đông cầm máu: Vitamin K có vai trò rất quan trọng trong quá trình này, giúp ngăn chảy máu hoặc bị bầm tím. Bởi lẽ vitamin K góp phần lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đông máu, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chữa lành các vết thương, các vết bầm tím nhanh chóng.
- Bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh là một căn bệnh mà quá trình đông máu diễn ra không đúng cách. Tình trạng này xảy ra nếu trẻ sơ sinh thiếu vitamin K. Chính vì vậy, hiện nay mọi trẻ sơ sinh đều được tiêm bắp vitamin K ngay sau khi chào đời. mục đích của tiêm vitamin K cho trẻ mới sinh là một biện pháp dự phòng chủ động, tránh hiện tượng xuất huyết não – màng não hay gặp ở trẻ lúc khoảng một tháng tuổi.
- Đối với các bệnh ung thư: vitamin K góp phần vào ngăn chặn nguy cơ mắc ung thư: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ảnh hưởng các bệnh về khoang miêng,… Vitamin K2 có rất nhiều tác động lên khối u, nó góp phần thay đổi các yếu tố tăng trưởng và các thụ thể nhận biết các phân tử làm cho khối u không phát triển và tăng trưởng. Vitamin K2 ngăn chặn sự phân bào. Do đó, cần bổ sung đủ vitamin k2 nhé!!!
- Đối với hệ răng miệng: vitamin K giúp duy trì hộ trợ răng miệng, giúp chắc khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miêng.
Ảnh hưởng của vitamin k tới cơ thể khi thiếu nó
- Chảy máu nhiều
Vitamin K giúp hoạt hóa các yếu tố đông máu vì vậy mà nó ngăn chặn việc chảy máu cả bên trong và ngoài cơ thể. Do đó khi cơ thể thiếu vitamin K có thể dẫn tới chảy máu quá mức ngay cả khi chỉ bị thương nhẹ ( thậm chí chỉ là đứt tay)
- Dễ bị bầm tím
Thiếu vitamin K, cơ thể dễ bị các vết bầm tím và chảy máu quá nhiều hơn. Có một số nghiêm cứu cho rằng ở những người ăn nhiều bông cải xanh, cải xoăn, cà rốt...hoặc thực phẩm chứa nhiều vitamin K ít bị vết bầm tím trên cơ thể hơn.
Lão hóa nhanh và sớm: Mặc dù Vitamin K không phải là yếu tố gây ra các nếp nhăn, song việc thiếu hụt vitamin K lại dẫn đến các bệnh lý xương yếu, bệnh tim mạch... khiến bạn già trước tuổi. Như vậy, nó chính là nguyên nhân gián tiếp cản trở bạn có cuộc sống linh hoạt và khỏe mạnh khi bạn thiếu vitamin K
- Loãng xương
Vitamin K giúp bổ sung chất vôi hóa và chuyển hóa trong xương làm cho xương trở lên chắc khỏe. Khi thiếu vitamin K thì dễ dẫn đến loãng xương, dặc biệt là ở người trên 40 tuổi khi xương không còn chắc khỏe mà bắt đầu thoái hóa.
Ngoài ra thiếu vitamin K còn gây ra một số bệnh rất nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như tính mạng:
- Bệnh tim
Ở đây là nhắc tới vai trò của vitamin K2. Vitamin K2 là yếu tố có liên quan trực tiếp tới sự vôi hóa động mạch, chính vì vậy khi thiếu hụt vitamin K2 dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Có khoảng 57% bệnh nhân tử vong do tim ngừng đập có nguyên nhân là thiếu vitamin K2. Do đó, cần bổ sung lượng phù hợp vitamin K2 cho cơ thể để chống và phòng ngừa các bệnh tim mạch.
- Ung thư
Vitamin K đã được chứng minh có khả năng chống ung thư tự nhiên và hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, đại tràng, dạ dày, vòm họng hay khoang miệng. hơn thế nữa, một nghiên cứu phát hiện ra rằng liều cao vitamin K giúp bệnh nhân ung thư gan ổn định và cải thiện chức năng gan của họ.
Và một số nghiên cứu khác cho rằng với bệnh nhân nam trong độ tuổi từ 35-64 tuổi cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở người thiếu vitamin K cao hơn những người khác.
Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh, nếu trẻ thiếu vitamin K, sẽ co thể để lại các hậu quả nặng nề hơn là gây các khuyết tật về xương, mũi, ngón tay, ống thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng học tập, tiếp thu và tư duy... Do đó trẻ nhỏ cần được bổ sung đầy đủ lượng vitamin k mà cơ thể trẻ cần để phát triển toàn diện.
Các lưu ý khi sử dụng vitamin k
- Khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin K thì nên lưu ý tới liều lượng đúng đủ và nên gặp bắc sĩ để có lời khuyên chính xác trước khi sử dụng.
- Một số loại thuốc có thể tương tác với vitamin K như các loại thuốc bổ sung vitamin A, vitamin E, thuốc chống đông máu. Do đó nếu như bạn muốn bổ sung vitamin K khi đang trong thời gian sử dụng các loại thuốc trên, thì bạn cần phải hỏi ý kiến của các bác sĩ một cách cẩn trọng.
- Hiện tại trên thị trường có 2 loại thuốc bổ sung vitamin K khá phổ biến là vitamin K1 và vitamin K2. Bên cạnh đó, có vitamin K3, loại viatmin này thì có tác dụng làm đông máu hiệu quả gấp 2 lần vitamin K tự nhiên bên trong cơ thể. Nhưng loại thuốc này vẫn chưa được Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ chấp nhận vì nó có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy mà các bạn phải cân nhắc thật kĩ khi sử dụng.