Và hôm nay, các bạn hãy cùng boby.vn tìm hiểu về những điều thú vị mà vitamin đem lại nhé.
Vitamin là gì? Có các loại vitamin nào?
Trích theo từ điển Việt Nam thì vitamin được định nghĩa là một phân tử hữu cơ hoặc tập hợp các phân tử liên quan, chứa vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà con người cần, với số lượng nhỏ để đảm bảo hoạt động của quá trình trao đổi chất diễn ra suôn sẻ.
Những chất dinh dưỡng thiết yếu này cơ thể không thể tự tổng hợp được, hoặc không tổng hợp đủ lượng cần thiết mà phải cung cấp thông qua chế độ ăn uống. Nói như thế thì cũng sẽ có người cảm thấy hơi khó hiểu, và boby.vn xin được định nghĩa về vitamin một cách dễ hiểu hơn. Đó là vitamin là hợp chất hữu cơ rất cần thiết cho sự trao đổi chất, là dưỡng chất vô cùng quan trọng mà tự cơ thể không thể sản sinh đủ mà phải bổ sung từ thức ăn hàng ngày.
Ngay ở phần khái niệm về vitamin cũng đã nói lên tầm trọng của nó, bởi vitamin là điều kiện cần cho sự phát triển và tồn tại của con người. Đối với cơ thể con người, vitamin tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng của cơ thể, tổng hợp, sử dụng và chuyển hoá các chất dinh dưỡng, vitamin có nhiều loại và có vai trò khác nhau trong cơ thể. Và hầu hết tất cả các vitamin đều được cung cấp trong thực phẩm vì do cơ thể con người không tự sản xuất đủ chúng, hoặc cơ thể không thể tự tổng hợp được các vitamin, hoặc do các vitamin không sản xuất bất kì.
Vì thế, từ đây chúng ta cũng cần phải tự biết sử dụng các thực phẩm chứa các vitamin để đảm bảo lượng vitamin cần đáp ứng cho cơ thể. Vitamin có trong thực phẩm từ động vật như gan, trứng, sữa... hay trong thực phẩm từ thực vật như ngũ cốc, rau, quả....
Bên cạnh đó, cũng có nột số loại vitamin còn có ở trong các loại hạt hay vỏ trái cây. Ngoài từ các thực phẩm hằng ngày, vitamin cũng được cung cấp cho cơ thể bằng các cách khác nhau như: tại ruột già có một số vi khuẩn đường ruột đã tổng hợp cho cơ thể các loại vitamin như B1, B2 , B12, K... Hay là dưới ánh sáng mặt trời sẽ giúp cho cơ thể con người tổng hợp được vitamin D, và đây cũng là lý do tại sao các trẻ sơ sinh mới chào đời được các y bác sĩ khuyên mẹ hãy cho bé tắm ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm.
Dựa vào tính hòa tan của các vitamin, các nhà khoa học đã chia vitamin thành 2 nhóm là vitamin hòa tan trong nước và vitamin hòa tan trong chất béo. Ở trong cơ thể người có 13 loại vitamin, trong đó có 4 vitamin tan trong chất béo là vitamin A, D, E, K; và có 9 vitamin tan trong nước là 8 vitamin B và vitamin C.
Đối với các vitamin tan trong nước gồm vitamin B, vitamin C, vitamin PP, vitamin U. Các vitamin tan trong nước sẽ tham gia và góp phần làm nhiệm vụ xúc tác trong quá trình sinh học gắn liền với sự giải phóng năng lượng của cơ thể, ví dụ như là các phản ứng oxy hóa khử, là sự phân giải các hợp chất hữu cơ...
Các vitamin tan trong nước rất dễ hòa tan trong nước và rất dễ đào thải ra khỏi cơ thể bởi chúng không được lưu trữ một cách dễ dàng và lượng tiêu thụ đều đặn là rất quan trọng. Các vitamin tan trong nước thường không được dự trữ trong cơ thể mà ta sẽ tìm thấy trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Vậy nên các bạn cần bổ sung các loại vitamin này thông qua chế độ ăn uống. Ví dụ như với vitamin B1 ( thiamin) là nhóm vitamin tan trong nước mà ta rất hay gặp. Ta có thể tìm kiếm vitamin B1 trong men, mầm lúa mì, cám gạo,trong loài đậu ( đậu nành, đậu xanh, đậu phộng), các phủ tạng động vật như gan, thận cơ, thịt lợn, thịt bò, lòng đỏ trứng gà... Và nhu cầu tối thiểu của vitamin B1 là không dưới 0,7 mg/ngày.
Còn đối với vitamin B2 ( riboflavin) là vitamin tan trong nước có rộng rãi khắp trong tự nhiên, đặc biệt trong lá xanh của cây. Bên cạnh đó, vitamin B2 còn tương đối nhiều ở cà chua và các loại rau có lá, men bánh mì, đậu nành hay là ở phủ tạng như gan và tim, hay là ở thịt cũng như là trứng. Và để tránh được tình trạng thiếu vitamin B2, mỗi người cần phải tự bổ sung đủ 0,55 mg/1000kcal.
Cũng trong nhóm vitamin hòa tan trong nước, vitamin B6 rất dễ tìm trong tự nhiên như men, gạo trắng, mầm nhiều loại hạt. Và với yêu cầu của Bộ Y Tế thì nhu cầu vitamin B6 là 0,7 mg/100 kcal.
Vitamin B12 cũng rất quan trọng đối với cơ thể người. Thế nhưng trong các loại thực vật cao cấp hầu như sẽ không có vitamin B12. Và ta có thể tìm kiếm vitamin B12 từ thịt trai, ốc, trong lòng đỏ trứng, gan, sữa tươi, thịt bò, thịt heo... Khi cơ thể thiếu sắt và vitamin B6 sẽ làm giảm tỷ lệ hấp thu vitamin B12.
Với acid folic hay là vitamin B9 là một dưỡng chất rất cần thiết cho con người, đặc biệt là ở đối tượng phụ nữ mang thai bởi acid folic góp phần vào quá trình tạo hồng cầu trong cơ thể. Acid folic phổ biến trong các thức ăn từ động thực vật như gan, trứng, cá, đậu, củ cải đường, súp lơ, rau cần, rau diếp, xam đường, chuối tiêu....
Ngoài các vitamin nhóm B, nhóm vitamin tan trong nước còn có sự góp mặt của vitamin C với vai trò quan trọng trong việc duy trì sức đề kháng cho cơ thể. Với vai trò quan trọng này, việc bổ sung vitamin C là cần thiết và cũng rất dễ dàng bởi vitamin C có hầu hết ở các rau quả như cam, chanh, dâu tây, đu đủ, bông cải xanh...
Đối với vitamin tan trong dầu gồm vitamin A, D, E, K. Chúng tham gia vào phản ứng tạo nên các chất, các cấu trúc, các cơ quan và các mô của cơ thể. Chúng chuyển hóa rất chậm và lưu trữ 1 lượng lớn ở trong gan. Các vitamin tan trong chất béo đều được hấp thụ qua đường ruột nhờ sự trợ giúp của các lipit có trong cơ thể.
Nếu cơ thể không hấp thụ được chất béo thì sẽ bị thiếu những vitamin nhóm này. Trong nhóm vitamin tan trong dầu, trước hết ta phải kể đến vitamin A bởi đây là vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực, giúp thị lực luôn khỏe mạnh. Không những vậy nếu cơ thể con người mà thiếu vitamin A thì sẽ gặp các vấn đề về thị lực nghiêm trọng, và tình huống xấu nhất có thể dẫn tới mù lòa. Bên cạnh việc duy trì thị lực, vitamin A còn tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ sự tăng trưởng ở trẻ em và cũng duy trì chức năng sinh sản ở phụ nữ. Với tầm quan trọng của vitamin A như thế, mọi người chúng ta đều phải bổ sung vitamin A và đặc biệt vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm như: Gan, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, bơ, cải xoăn, rau bina, bí ngô, rau cải xanh, trứng và sữa.
Còn với vitamin E thì lại đóng một phần rất quan trọng giúp cơ thể ngăn ngừa được các bệnh ung thư. Và vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp cơ thể ngăn ngừa stress và bảo vệ axit béo trrong màng tế bào. Và vitamin E cũng giúp làn da của chị em phụ nữ luôn mịn màng, tươi trẻ, tránh nếp nhăn.
Ngoài ra, vitamin E còn góp phần làm giảm tỷ lệ sinh non hoặc sảy thai, đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nhiều chị em phụ nữ khi mang thai sẽ bị rạn da, da xấu đi trông thấy. Và khi bổ sung vitamin E lúc mang thai sẽ giúp làn da của mẹ bầu đẹp hơn, ngăn ngừa, hạn chế rạn da, giúp mẹ bầu tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày. Ta có thể tìm kiếm vitamin E trong các thực phẩm như mầm lúa mì, dầu hướng dương, đậu nành, mầm thóc, giá đỗ, các loại rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả... Để cơ thể luôn khỏe mạnh, mỗi người cần phải tự cung ứng đủ 15 mg vitamin E mỗi ngày.
Cũng thuộc nhóm vitamin tan trong chất béo, vitamin D lại có biệt danh là “vitamin ánh nắng” bởi vitamin D được cơ thể sản xuất khi làn da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, Vitamin D đóng vai trò trong việc duy trì và phát triển sức khỏe của xương, tình trạng thiếu hụt vitamin tan trong dầu này sẽ khiến bạn dễ bị gãy xương. Chúng ta có thể nhận đủ lượng vitamin tan trong dầu này thông qua chế độ ăn uống bao gồm các loại cá béo, dầu cá, nấm đã được phơi dưới tia cực tím, hoặc sản phẩm sữa tăng cường vitamin D. Vì thế, mọi người hãy bổ sung đầy đủ vitamin D để tránh tình trạng thiếu hụt vitamin D gây mệt mỏi, rụng tóc, yếu cơ bắp, tăng cường nguy cơ gãy xương và làm suy giảm hện miễn dịch của cơ thể.
Loại vitamin cuối cùng trong nhóm vitamin tan trong dầu đó chính là vitamin K. Vitamin K có chức năng đông máu, giúp cơ thể ngăn chặn tình trạng chảy máu từ những vết thương, vết trầy xước. Bên cạnh đó vitamin K còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe của xương cũng như làm giảm sự tích tụ canxi trong máu. Vitamin K có nhiều trong có nhiều trong rau xanh (cải, bông cải,…), dầu thực vật (dầu đậu nành), trái cây (bơ, kiwi, nho,…)
Như vậy, với mỗi loại vitamin khác nhau đều sẽ có những công dụng khác nhau giúp cơ thể chúng ta luôn luôn khỏe mạnh. Thế những ở đối tượng phụ nữ mang thai thì vitamin lại có vai trò rất quan trọng bởi đối tượng này luôn cần nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng nhiều hơn những người bình thường.
Ví dụ như vitamin A sẽ giúp được thai nhi tránh được các dị tật sau này, giúp thai nhi có thị lực tốt. Vitamin D cũng giúp thai nhi tránh được tình trạng bị còi xương ngay trong bụng mẹ hoặc trẻ sinh ra bình thường nhưng thóp trẻ lâu liền gây dị tật bào thai. Hay vitamin B2 có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, thúc đẩy chiều cao, hỗ trợ thị giác và quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi, ngoài ra cũng làm giảm nguy cơ bị tiền sản giật ở mẹ.
Hoặc khi mẹ bầu sử dụng vitamin E phối hợp với vitamin C đã giảm đáng kể tình trạng tiền sản giật, đặc biệt là ở những thai phụ có nguy cơ cao như rối loạn tăng huyết áp trong thai nghén (nhiễm độc thai nghén). Bên cạnh đó, vitamin E còn hỗ trợ quá trình mang thai, góp phần vào sự phát triển của thai nhi và giảm được tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non.
Ngoài ra, Vitamin C hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của bào thai, giúp tái tạo các mô của em bé, tăng cường lưu lượng máu tới bào thai và làm giảm nguy cơ bong nhau thai. Mỗi loại vitamin sẽ có những đặc trưng cũng như những công dụng riêng nên mỗi người cần phải bổ sung đầy đủ các vitamin thông qua các thực phẩm hằng ngày.
Và đặc biệt đối với mẹ bầu cần phải luôn chú trọng trong việc bổ sung các vitamin để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ luôn mạnh khỏe và thai nhi luôn phát triển một cách toàn diện nhất.